Các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu thủ công cần làm đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công để doanh nghiệp để doanh nghiệp đi vào hoạt động đúng pháp luật. Vậy, mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là gì?
Rượu là một trong những loại thức uống rất được ưa chuộng ngày nay, nó có mặt trong tất cả bữa tiệc, các buổi tụ tập đi chơi hay ngay trong chính các bữa cơm gia đình. Chính vì sự phổ biến của nó mà ngày càng có thêm nhiều các cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh ra đời. Để được cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này các doanh nghiệp sẽ viết đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gửi đến các cơ quan có thẩm quyền.
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh là mẫu đơn đề nghị được lập ra để đề nghị về việc được cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Mẫu đơn nêu rõ thông tin cơ sở sản xuất, quy mô sản xuất, thông tin tổ chức, cá nhân xin giấy phép, chủng loại rượu… Sau khi lập biên bản cần có chữ ký và đóng dấu của người đại diện theo pháp luật của Đơn vị, chủ thể sản xuất để xác nhận nội dung đơn đề nghị là chính xác. Như vậy, thì biên bản mới có giá trị trên thực tế.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
……, ngày…… tháng……. năm…………
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
SẢN XUẤT RƯỢU THỦ CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH KINH DOANH
Kính gửi: Phòng …. (1) ….
….… (2)
Trụ sở giao dịch:……. Điện thoại:…….. Fax:……..
Địa điểm sản xuất ……..
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số……….. ngày……. tháng……. năm……do……. cấp ngày……..tháng………năm……..
Đề nghị Phòng … (1) xem xét cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công các loại:……… (3)
Quy mô sản xuất ……… (4)
Xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại
Người đại diện theo pháp luật của Đơn vị, chủ thể sản xuất
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
(1): Phòng Kinh tế hoặc Phòng Công thương
(2): Tên tổ chức, cá nhân xin giấy phép.
(3): Ghi cụ thể chủng loại rượu (rượu trắng, rượu vang…).
(4): Ghi quy mô sản xuất. Đối với làng nghề ghi quy mô của làng nghề, số lượng thành viên tham gia làng nghề.
4. Một số quy định của pháp luật về sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh:
4.1. Quy định của pháp luật về sản xuất rượu thủ công:
– Các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu có nội dung như sau:
“1. Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
2. Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu,
3. Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu.
4. Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
5. Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động.
6. Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.”
Theo quy định của pháp luật, mức xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu như sau:
– Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn, cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật, rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng mức phạt từ 300.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Bán rượu cho người dưới 18 tuổi, bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet, bán rượu bằng máy bán hàng tự động mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
– Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Điều kiện sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có nội dung như sau:
“1. Là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.”
– Điều kiện sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại có nội dung như sau:
“1. Có
2. Trường hợp không bán rượu cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công phải làm thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo quy định tại Nghị định này.”
– Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
“1. Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
2. Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
3. Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
4. Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.”
– Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công để bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại có nội dung như sau:
“1. Không bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
2. Trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ, tổ chức, cá nhân phải xuất trình
3. Đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
4. Không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.”
4.2. Trình tự xin giấy phép nấu rượu thủ công:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có nội dung như sau:
“Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (01 bộ) bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
3. Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
4. Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất.”
Như vậy, để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép sản xuất rượu thủ công, các cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện các công việc sau:
– Đăng ký kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh).
– Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
– Tiến hành thủ tục đăng ký công bố sản phẩm.
Lưu ý: Trường hợp sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại thì không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh mà có thể sản xuất với tư cách cá nhân.
Theo khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP, thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công thuộc Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã)
Có 02 cách nộp hồ sơ, cụ thể
– Cách 1: Nộp tại bộ phận một cửa UBND cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc UBND cấp huyện.
Cách 2: Nộp qua Cổng thông tin dịch vụ công của tỉnh/thành phố nơi cơ sở sản xuất rượu đặt trụ sở chính.
Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân:
– Nếu hồ sơ hợp lệ thì tiến hành cấp Giấy phép cho thương nhân.
– Nếu hồ sơ không hợp hồ sơ không hợp lệ, trong 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng phải có văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận kết quả
– Thời gian giải quyết: 10 ngày làm việc.
– Lệ phí giải quyết: Miễn lệ phí.