Đối với những dự án xây dựng trong khu đô thị, chủ đầu tư còn phải đáp ứng được những điều kiện quản lý quy hoạch đô thị, thực hiện các thủ tục tại cơ quan nhà nước để được cấp phép dự án. Thủ tục đề nghị cấp phép quy hoạch được tiến hành như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch là gì?
- 2 2. Khi nào soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch?
- 3 3. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch mới nhất:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch:
- 5 5. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
- 6 6. Thủ tục cấp phép quy hoạch:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch là gì?
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch 2017, Luật số 21/2017/QH14 đưa ra định nghĩa về quy hoạch như sau: ” Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đất nước phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định”.
Theo Khoản 2, điều 3 Luật đất đai quy định : “Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định”.
Như vậy có thể hiểu: Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch là mẫu đơn đề nghị được chủ đầu tư lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được đề nghị về việc cấp giấy phép quy hoạch. Đơn đề nghị cấp giấy giấy phép quy hoạch được soạn thảo theo mẫu ban hành của
2. Khi nào soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch?
Các trường hợp cấp giấy phép quy hoạch như sau:
– Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết
– Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung tại khu vực trong đô thị có quy hoạch phân khu, nhưng chưa đủ các căn cứ đề lập quy hoạch chi tiết.
– Dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ tại khu vực trong đô thị chưa có quy hoạch chi tiết hoặc thiết kế đô thị, trừ nhà ở.
– Dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung hoặc riêng lẻ trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, nhưng cần điều chỉnh ranh giới hoặc một số chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị đối với một lô đất.
3. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch mới nhất:
Mẫu 1:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình riêng lẻ)
_________
Kính gửi:…….
1. Chủ đầu tư:……..
– Người đại diện: Chức vụ:……..
– Địa chỉ liên hệ:…….
– Số nhà:………. Đường ………..Phường (xã)……
– Tỉnh, thành phố:……..
– Số điện thoại:……….
2. Vị trí, quy mô xây dựng công trình:……..
– Phường (xã) …….Quận (huyện)……
– Tỉnh, thành phố:…..
– Phạm vi ranh giới:….
– Quy mô, diện tích:….. (ha).
– Hiện trạng sử dụng đất:…..
3. Nội dung đầu tư:…..
– Chức năng công trình:……..
– Mật độ xây dựng: ………%
– Chiều cao công trình: ……..m
– Số tầng:……..
– Hệ số sử dụng đất:………
– Dự kiến tổng diện tích sàn:…….. m2.
4. Tổng mức đầu tư dự kiến:…….
5. Cam kết: tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
…., ngày…tháng…năm.
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Mẫu 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________________
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP QUY HOẠCH
(Sử dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình tập trung)
_________
Kính gửi: ……..
1. Chủ đầu tư: ……….
– Người đại diện: ………Chức vụ: ………
– Địa chỉ liên hệ: ……
– Số nhà:……….. Đường ………..Phường (xã) ….
– Tỉnh, thành phố: …..
– Số điện thoại: …….
2. Vị trí, quy mô khu vực dự kiến đầu tư: ……
– Phường (xã) ……Quận (huyện) …..
– Tỉnh, thành phố: ……..
– Phạm vi dự kiến đầu tư:…..
– Quy mô, diện tích:………… (ha).
– Hiện trạng sử dụng đất………
3. Nội dung đầu tư: …
– Chức năng dự kiến: …….
– Cơ cấu sử dụng đất dự kiến:…….
4. Tổng mức đầu tư dự kiến:…….
5. Cam kết: tôi xin cam đoan thực hiện đúng theo giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
…, ngày…tháng…năm..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch:
Phần kính gửi: Điền thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi nộp đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch
Phần thông tin cá nhân của chủ đầu tư:
Mục họ tên: Viết đầy đủ họ, tên đệm, tên theo giấy khai sinh/CMND/CCCD bằng chữ in hoa
Mục: Ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú,.. khai đầy đủ, chính xác
Phần vị trí, quy mô khu vực dự kiến đầu tư: Ghi địa điểm nơi đặt công trình đầu tư và quy mô công trình
– Phường (xã) ……Quận (huyện) …..
– Tỉnh, thành phố: ……..
– Phạm vi dự kiến đầu tư:…..
– Quy mô, diện tích:………… (ha).
Ghi địa điểm nơi đặt công trình đầu tư và quy mô công trình
– Hiện trạng sử dụng đất:
Phần nội dung đầu tư: …
– Chức năng dự kiến: Ví dụ: Công trình xây dựng, công trình nhà máy, xí nghiệp,…
– Cơ cấu sử dụng đất dự kiến:…….
Phần tổng mức đầu tư dự kiến:…
Phần Phần cam kết: Chủ đầu tư viết cam kết, ký và ghi rõ họ tên.
5. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Theo Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 thay thế Luật đất đai số 13/2003/QH11 ghi nhận các nguyên tắc:
– Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
– Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế – xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
– Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
– Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
– Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
– Dân chủ và công khai.
– Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
– Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia.
2. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện.
4. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng.
5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất an ninh.
Kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm.
Kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh là 05 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.
6. Thủ tục cấp phép quy hoạch:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin cấp phép quy hoạch gồm các loại văn bản sau:
Đơn đề nghị cấp giấy phép quy hoạch theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Sơ đồ vị trí địa điểm để nghị cấp giấy phép quy hoạch;
Dự kiến phạm vi, ranh giới khu đất chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị;
Dự kiến nội dung đầu tư, quy mô dự án và tổng mức đầu tư;
Báo cáo về pháp nhân và năng lực tài chính để triển khai dự án.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đủ các nội dung và giấy tờ trong hồ sơ nêu trên, chủ đầu tư gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch. Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền cấp phép quy hoạch là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận, huyện. Việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép phụ thuộc vào quy mô của dự án và ý nghĩa về chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa, lịch sử của thành phố.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Căn cứ vào yêu cầu quản lý, kiểm soát phát triển của đô thị, Quy định quản lý theo quy hoạch đô thị, Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, đề xuất của chủ đầu tư, cơ quan quản lý quy hoạch các cấp có trách nhiệm xem xét hồ sơ, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quy hoạch về nội dung giấy phép quy hoạch. Thời gian thẩm định hồ sơ và lấy ý kiến không quá 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp giấy phép quy hoạch trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định cấp giấy phép quy hoạch của cơ quan quản lý quy hoạch các cấp.
Bước 4: Trả kết quả
Hết thời hạn xử lý hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền trả kết quả cho chủ đầu tư đã xin cấp phép. Nôi dụng giấy phép quy hoạch bao gồm các nội dung: chủ đầu tư; phạm vi, ranh giới, diện tích đất khu vực quy hoạch đô thị; các chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị về tầng cao xây dựng, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng đối với khu đất…
Thứ hai, quy định về kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai
Nhà, công trình hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản thì nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của tổ chức, cá nhân được đưa vào kinh doanh, nhưng phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Cụ thể, theo điều 55
– Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có
– Có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua, và được trả lời bằng văn bản về việc đủ điều kiện được đưa nhà ở vào giao dịch;
– Được bảo lãnh bởi ngân hàng thương mại có đủ năng lực theo công bố của Ngân hàng nhà nước.