Hoạt động nhập khẩu tác phẩm điện ảnh phải được sự cấp phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu là gì? Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu được tiến hành như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu chi tiết nhất:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về nhập khẩu tác phẩm điện ảnh:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu là gì?
Điều 4, Văn bản hợp nhất số 4225/VBHN/BTTVHDL quy định về những hàng hóa cấm nhập khẩu, cụ thể:
Hàng hóa cấm nhập khẩu là những hàng hóa có nội dung:
– Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đoàn kết toàn dân
– Tuyên truyền, kích động bạo lực, chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng, văn hóa phản động, lối sống dâm ô đồi trụy, các hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục, gây hại cho sức khoẻ và hủy hoại môi trường sinh thái;
– Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
– Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
– Không phù hợp với giá trị đạo đức, văn hóa và truyền thống của dân tộc.
Các sản phẩm văn hóa đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
Vì vậy để tác phẩm điện ảnh được nhập khẩu vào Việt Nam, tác phẩm đó phải trải qua thủ tục xét duyệt về nội dung để đảm bảo không vi phạm điều cấm của Luật.
Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu là đơn được soạn thảo bởi thương nhân nhập khẩu tác phẩm điện ảnh. Nội dung đơn nêu rõ thông tin thương nhận đề nghị cấp cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu, thông tin tác phẩm điện ảnh nhập khẩu,…
Đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu được soạn thảo nhằm mục đích xin cấp phép cho tác phẩm điện ảnh nhập khẩu.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN THƯƠNG NHÂN
——–
….., ngày …… tháng ….. năm …..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu
Kính gửi: Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh/thành phố…
1. Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt): …..
– Điện thoại:…. Fax: ……
– Email ……..
2. Địa chỉ: ………
3. Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh…) số…..
4. Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 8 Thông tư này)
5. Căn cứ Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về quản lý mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và căn cứ quy định của pháp luật về quản lý, lưu hành tác phẩm điện ảnh;
Đề nghị Cục Điện ảnh/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu dưới đây:
– Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định…..
– Bộ phim:…….
– Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình…):….
– Hãng sản xuất hoặc phát hành:….
– Nước sản xuất………
– Nhập phim qua đối tác…….
– Biên kịch:……..
– Đạo diễn………
– Quay phim: …….
– Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình….):…..
– Độ dài (tính bằng phút): ……
– Mầu sắc (mầu hoặc đen trắng): ……..
– Chủ sở hữu bản quyền: ……
– Tóm tắt nội dung: ……
6. Chúng tôi xin cam kết:
– Thực hiện đúng các quy định tại Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh số
– Chịu trách nhiệm về mọi vi phạm pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan.
– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đề nghị nhập khẩu./.
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA THƯƠNG NHÂN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên đối với tổ chức)
(Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu chi tiết nhất:
Phần thông tin thương nhân:
Tên thương nhân (ghi rõ tên đầy đủ và tên viết tắt)
Mục điện thoại, Email, Fax chú ý khai báo chính xác, đầy đủ
Địa chỉ: ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân (Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh…) số
Hồ sơ kèm theo (liệt kê các tài liệu kèm theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 8 Thông tư 28/2014)
Phần thông tin về tác phẩm điện ảnh đề nghị nhập khẩu
– Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định
– Bộ phim: Ghi tên bộ phim đề nghị phê duyệt
– Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình)
– Hãng sản xuất hoặc phát hành: .
– Nước sản xuất: Ghi tên nước sản xuất tác phẩm điện ảnh đó
– Nhập phim qua đối tác: Ghi thông tin của đối tác thương nhân nhập phim
– Biên kịch: Ghi rõ tên biên kịch, đạo diễn, quay phim bằng chữ in hoa có dấu
– Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình…)
– Độ dài (tính bằng phút)
– Mầu sắc (mầu hoặc đen trắng)
– Chủ sở hữu bản quyền
– Tóm tắt nội dung: Thương nhân tóm tắt nội dung chính của tác phẩm điện ảnh
Thương nhân đưa ra cam kết
Phần cuối đơn đại diện theo pháp luật của thương nhân
+ Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên đối với tổ chức
+ Ký, ghi rõ họ tên đối với cá nhân
4. Một số quy định của pháp luật về nhập khẩu tác phẩm điện ảnh:
Căn cứ pháp lý: VBHN 4225/VBHN/BVHTTDL năm 2018 hợp nhất Thông tư quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch
4.1. Thẩm quyền phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu:
Tác phẩm điện ảnh nhập khẩu vào Việt Nam phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung. Điều 8 VBHN 225/VBHN/BVHTTDL năm 2018 quy định về thẩm quyền phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu như sau:
Thẩm quyền phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu:
– Cục Điện ảnh tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp Giấy phép phổ biến phim đối với:
+ Phim truyện do cơ sở điện ảnh trong cả nước nhập khẩu, trừ trường hợp phim truyện của các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng được các điều kiện về sản xuất và nhập khẩu phim theo quy định.
+ Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu;
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ và xem xét cấp Giấy phép phổ biến phim đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương nhập khẩu.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ cấp và xem xét cấp Giấy phép phổ biến phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện sau:
+ Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến;
+ Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến.
– Nếu trong năm, địa phương không đáp ứng được hai điều kiện quy định tại khoản này thì năm kế tiếp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch không còn thẩm quyền cấp Giấy phép phổ biến phim truyện.
– Hàng năm, từ ngày 25 đến ngày 31 tháng 12, căn cứ vào số lượng phim truyện nhựa sản xuất và nhập khẩu được phép phổ biến của các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương trong năm đó, Cục Điện ảnh có trách nhiệm
– Đối với tác phẩm điện ảnh nhập khẩu để phát
– Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, Giám đốc đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quyết định việc phát sóng trên đài truyền hình của mình tác phẩm điện ảnh do mình nhập khẩu.
Đối tượng được phép nhập khẩu:
– Thương nhân có chức năng kinh doanh nhập khẩu phim, chiếu phim, phân phối phim; Đài Truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh, thành phố.
4.2. Thủ tục phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu:
– Thương nhân đề nghị phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký xét duyệt nội dung tác phẩm (Mẫu 03 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này);
+ Bản sao văn bản chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tác phẩm hoặc sản phẩm18;
+ Tác phẩm đề nghị xét duyệt nội dung để nhập khẩu;
– Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản thông báo cho Thương nhân đề nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
– Trong thời hạn 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lời kết quả phê duyệt nội dung tác phẩm. Trường hợp không phê duyệt nội dung tác phẩm, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Giấp phép phổ biến phim hoặc văn bản phê duyệt nội dung tác phẩm điện ảnh nhập khẩu do cơ quan có thẩm quyền cấp là căn cứ để Thương nhân làm thủ tục thông quan tại hải quan.
Căn cứ pháp lý: Thông tư số 28/2014/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch