Việc quản lý và phát triển cây xanh đô thị phải tuân thủ theo các quy hoạch đô thị, quy chuẩn kỹ thuật đồng thời góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Các cá nhân/tổ chức muốn chặt hạ cây xanh cần có sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền đặc biệt cây xanh ở đô thị.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh là mẫu đơn được lập ra bởi cá nhân/ tổ chức để đề nghị về việc cấp lại giấy phép chặt ha cây xanh. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh nêu rõ thông tin của cá nhân/ tổ chức đề nghị và hiện trạng cây, lý do cần chặt hạ…
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh là mẫu đơn được các cá nhân/ tổ chức gửi đến các cơ quan có thẩm quyền để đề nghị xem xét cấp giấy phép chặt hạ cây xanh cho các cá nhân/ tổ chức đó.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP CHẶT HẠ CÂY XANH
Kính gửi: Cơ quan cấp giấy phép (UBND……..) (1)
(2) Tên cá nhân/ tổ chức: ………
Địa chỉ: ……
Điện thoại: …… Fax: ……
(3)Xin được chặt hạ dịch chuyển cây …… tại đường …, xã (phường): …….…, huyện (thành phố, thị xã): …
(4) Loại cây: ……., chiều cao (m): ……… đường kính (m): ……
(5) Mô tả hiện trạng cây xanh: ……
(6) Lý do cần chặt hạ: ………
Chúng tôi xin cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật về quản lý cây xanh đô thị và các quy định khác có liên quan.
(7)……., ngày … tháng … năm ……..
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Tài liệu kèm theo:
– Ảnh chụp hiện trạng cây xanh;
– Sơ đồ vị trí cây xanh (nếu có).
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh:
(1) Ghi rõ kính gửi cơ quan cấp giấy phép: …..;
(2) Ghi rõ tên, Địa chỉ, số điện thoại cá nhân/ tổ chức đề nghị;
(3) Ghi rõ địa chỉ cây cần chặt hạ;
(4) Ghi rõ loại cây, chiều cao, đường kính cây cần chặt hạ;
(5) Mô tả rõ hiện trạng của cây. Ví dụ: Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm, Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
(6) Ghi rõ Lý do cần chặt hạ;
(7) Người làm đơn Ký và ghi rõ họ tên.
4. Các quy định liên quan:
Căn cứ pháp lý:
–
4.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh:
Theo khoản 4 điều 4 của
a) Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
b) Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
c) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển. (Thể hiện rõ hình dáng toàn bộ cây xanh và vị trí, tình trạng cây xanh thể hiện sự nguy hiểm);
Ngoài quy định trên, tùy thuộc vào mục đích chặt hạ cây xanh thì hồ sơ đề nghị có thể cần các loại giấy tờ sau:
– Bản sao các Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu là Dự án);
– Bản sao Bản vẽ mặt bằng thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong đó thể hiện vị trí cây xanh nằm trong công trình xây dựng (nếu là dự án của tổ chức hoặc nhà ở của hộ gia đình, cá nhân);
– Bản sao Văn bản chấp thuận đấu nối giao thông của cấp có thẩm quyền cho phép (nếu là đấu nối đường giao thông với đường của Thành phố, lối ra vào Dự án);
– Bản sao Bản vẽ chấp thuận Quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (nếu là đấu nối đường giao thông với đường của Thành phố, lối ra vào Dự án);
– Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ (nếu là cây trong khuôn viên nhà ở của hộ gia đình, cá nhân…)
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Gửi hồ sơ xin cấp phép: Gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh tới cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
4.2. Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép:
Theo khoản 5 điều 4 của Nghị định 64/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị quy định việc Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4.3. Điều kiện chặt hạ cây xanh:
Theo khoản 1 điều 4 của Nghị định 64/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị thì Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị như sau:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm các trường hợp chặt hạ cây xanh cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ cây xanh hay dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong việc chạt hạ, di chuyển cây xanh.
4.4. Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
Thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép;
Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án;
Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải
Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản.
Đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý cây xanh đô thị được giao nhiệm vụ chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị trên địa bàn phải tuân thủ đúng quy định tại Điều này. Trong trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và trồng cây mới phải bảo đảm đúng quy định tại Điều 11 Nghị định này.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị ngoài việc tuân thủ các quy định theo quy định của pháp luật thì còn phải có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị.
4.5. Xử lý vi phạm đối với cá nhân/tổ chức tự ý chặt cây xanh:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 53
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ, di dời, đốt gốc, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh không đúng quy định.
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, tự ý ngắt hoa, cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế hoặc có hành vi khác làm hư hỏng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ.
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Xây bục bệ bao quanh gốc cây ở đường phố, công viên hoặc những nơi công cộng khác không đúng quy định;
+ Giăng dây, giăng đèn trang trí, treo biển quảng cáo hoặc các vật dụng khác vào cây xanh ở những nơi công cộng, đường phố, công viên không đúng quy định;
+ Chăn, thả gia súc, gia cầm trong công viên, vườn hoa.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Đổ phế thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh hoặc tự ý xâm hại, cản trở sự phát triển của cây xanh trong khu vực đô thị;
+ Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định;
+ Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
+ Sử dụng các công trình trong công viên không đúng mục đích;
+ Làm hư hỏng các công trình văn hóa, dịch vụ, công trình công cộng trong công viên, vườn hoa;
+ Lấn chiếm, xây dựng công trình trên đất cây xanh hiện có hoặc đã được xác định trong quy hoạch đô thị hoặc ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định;
+ Tổ chức, cá nhân được giao quản lý không thực hiện đúng các quy định về duy trì, chăm sóc, phát triển cây xanh đô thị.
Như vậy, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chính đáng về chặt hạ cây xanh đô thị phải tuân thủ các quy định của pháp luật, có trách nhiệm đền bù giá trị cây, chịu mọi chi phí cho việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Việc chặt hạ cây xanh phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.