Bán lẻ rượu là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vậy mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu:
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu được thực hiện theo Mẫu số 01 được ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về điều kiện đầu tư kinh doanh. Mẫu đơn đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu như sau:
TÊN THƯƠNG NHÂN
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
Số: …/…. | ….., ngày ……. tháng …….. năm ….. |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
…..
Kính gửi:….
Tên thương nhân:….
Địa chỉ trụ sở chính: …. Điện thoại: … Fax:
Địa điểm sản xuất/kinh doanh:…
Điện thoại:…. Fax:…
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương)/Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh số …do…cấp ngày… tháng ….năm…
Đề nghị…xem xét cấp Giấy phép…..cụ thể là:
(Tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh rượu, thương nhân thực hiện theo một trong các đề nghị dưới đây):
Được phép sản xuất rượu như sau:
Sản xuất các loại rượu:…
Quy mô sản xuất sản phẩm rượu:…
Được phép tổ chức phân phối rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, nhà cung cấp rượu nước ngoài sau:….
Được phép tổ chức hệ thống phân phối rượu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau:…
Được phép bán lẻ rượu, tại các địa điểm sau:….
Được phép tổ chức bán buôn rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau:…..
Được phép tổ chức hệ thống bán buôn rượu tại tỉnh, thành phố:….
Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm:….
Được phép tổ chức bán lẻ rượu như sau:
Được phép mua các loại rượu của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu sau:….
Được phép bán lẻ rượu tại các địa điểm:……
……..xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có))
2. Hướng dẫn điền các thông tin trong mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu:
Khi điền các thông tin trong mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu, cần lưu ý những vấn đề sau:
– Phần tên đơn đề nghị cấp giấy phép: Ghi loại giấy phép đề nghị cấp. Đơn đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu thì tên đơn đề nghị cấp giấy phép là bán lẻ rượu.
– Phần kính gửi: ghi Tên cơ quan cấp giấy phép bán lẻ rượu. Cơ quan cấp giấy phép bán lẻ rượu là Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
– Phần đề nghị: cũng giống như phần kính gửi, ghi Tên cơ quan cấp giấy phép bán lẻ rượu. Cơ quan cấp giấy phép bán lẻ rượu là Bộ Công Thương/Sở Công Thương/Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng. Sau đó ghi xem xét cấp giấy phép là bán lẻ rượu.
– Phần sản xuất các loại rượu: Ghi cụ thể mỗi loại sản phẩm rượu được bán lẻ: Rượu vang, rượu vodka, rượu trái cây,..
– Phần quy mô sản xuất sản phẩm rượu: Ghi công suất thiết kế; đối với sản xuất rượu thủ công thì phải ghi sản lượng dự kiến sản xuất (lít/năm).
3. Trách nhiệm quản lý của cơ quan Nhà nước đối với kinh doanh bán lẻ rượu:
Trách nhiệm của Bộ Công Thương:
– Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo đúng thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh rượu.
– Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ngành rượu: trong đầu tư xây dựng theo các quy định của pháp luật và các quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
– Quản lý an toàn thực phẩm đối với rượu.
– Thanh tra, kiểm tra, các cơ sở kinh doanh rượu về việc chấp hành các quy định về chất lượng sản phẩm, về an toàn thực phẩm và bảo vệ một trường; giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý những hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh rượu.
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền liên quan tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý đối với những vi phạm khác về kinh doanh rượu.
– Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước tổ chức tịch thu, xử lý đối với rượu nhập lậu, đối với rượu giả, rượu không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không ghi nhãn, dán tem theo quy định.
– Chủ trì, phối hợp kiểm tra, tổ chức tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định này 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP.
Trách nhiệm của Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương quy định việc in, ban hành tem, dán tem và quản lý việc sử dụng tem đối với rượu sản xuất để tiêu thụ trong nước và rượu nhập khẩu.
Trách nhiệm của Bộ Y tế
– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về phòng, chống tác hại của rượu.
– Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc phát hiện, kiểm tra, xử lý những cơ sở sản xuất rượu giả, rượu lậu, rượu không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình và theo như sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện việc quản lý nhà nước về kinh doanh rượu; tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện Nghị định về kinh doanh rượu.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
– Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành rượu ở trên địa bàn.
– Kiểm tra hoạt động sản xuất, nhập khẩu, lưu thông, tiêu thụ rượu ở trên địa bàn.
– Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, an toàn lao động, môi trường ở trong các cơ sở sản xuất rượu và xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật trên địa bàn.
– Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục nhân dân trong việc thực hiện việc kinh doanh rượu theo quy định tại
– Chỉ đạo những cơ quan, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương:
+ Tuyên truyền, phổ biến để nhân dân nâng cao về nhận thức về nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng rượu và sử dụng rượu mà có hàm lượng các chất có hại có vượt mức cho phép, hướng dẫn người tiêu dùng rượu chỉ sử dụng những sản phẩm rượu có nguồn gốc, xuất xứ, bảo đảm được tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm theo quy định;
+ Làm rõ nguyên nhân khi xảy ra ngộ độc rượu ở trên địa bàn và có các biện pháp xử lý theo thẩm quyền;
+ Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu.
– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên phạm vi địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã về thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu trên phạm vi địa bàn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu;
– Nghị định 17/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương.