Hàng hóa để được lưu hành tự do trên thị trường trong nước hoặc mục đích để xuất khẩu thì phải được cơ quan cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do. Đây là văn bản do cơ quan cấp để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu. Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do:
Phụ lục III
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CFS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÊN THƯƠNG NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: … / … | … , ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: [Tên Cơ quan cấp CFS]
Tên Thương nhân: ………
– Địa chỉ: … Số điện thoại: … Số fax: … Email: …
Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, (thương nhân) đề nghị được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hoá sau:
STT | Tên sản phẩm | Số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc Số đăng ký | Số hiệu tiêu chuẩn | Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có) | Nước nhập khẩu |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
(Thương nhân) xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trên./.
| Người đại diện theo pháp luật của thương nhân |
2. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do:
Giấy chứng nhận lưu hành tự do chính là văn bản chứng nhận cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa với mục đích là để chứng nhận hàng hóa được được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do được quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp CFS.
Lưu ý nội dung văn bản phải ghi rõ thông tin sau:
+ Tên hàng.
+ Mã HS của hàng hóa.
+ Số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa.
– Bản sao có đóng dấu của thương nhân Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Bản chính danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu.
– Bản sao có đóng dấu của thương nhân bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ như trên, thương nhân nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do, cụ thể cơ quan cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ công thương gồm:
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (địa chỉ: 25 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (địa chỉ: 7B Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng).
– Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh – Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương (địa chỉ: Lầu 8, tòa nhà 12 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).
Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện hoặc nộp online trên hệ thống.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra.
– Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ: cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền cấp CFS trong vòng không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
Nếu như cơ quan cấp có thẩm quyền không cấp CFS cho thương nhân phải nêu rõ lý do.
4. Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS hiện nay:
Hàng hóa | Thẩm quyền quản lý |
a) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; b) Thuốc, mỹ phẩm; c) Thiết bị y tế | Bộ Y tế |
a) Giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; b) Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản, chất bổ sung vào thức ăn thủy sản; c) Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; d) Phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật; đ) Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản. | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
a) Các loại phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải. b) Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải. | Bộ Giao thông vận tải |
Vật liệu xây dựng. | Bộ Xây dựng |
a) Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; b) Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; c) Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật. d) Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, cơ quan nêu tại Phụ lục này. | Bộ Công Thương |
a) Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động; b) Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật. | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
a) Sản phẩm báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; b) Thiết bị viễn thông; c) Sản phẩm, bưu chính, viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin; d) Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện. | Bộ Thông tin và Truyền thông |
a) Tài nguyên, khoáng sản; b) Đo đạc bản đồ. | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
a) Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên; b) Thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật. | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
a) Các sản phẩm văn hóa; b) Trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao. | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng. | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia. | Bộ Quốc phòng |
Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia. | Bộ Công an |
Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hóa khác, trừ các sản phẩm đã nêu từ Khoản 1 đến Khoản 13 và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia. | Bộ Khoa học và Công n |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý ngoại thương 2017.
– Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương.
– Thông tư số 12/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương và nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương
THAM KHẢO THÊM: