Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm phải có GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm theo quy định, và thủ tục đầu tiên đó là làm Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm theo quy định. Vậy cụ thể làm Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
- 3 3. Hướng dân làm Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
- 4 4. Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
- 5 5. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm là gì?
Với những doanh nghiệp đầu tư thành lập chi nhánh, và khi muốn hoạt động thuận lợi trong lĩnh vực đầu tư này, cần phải nắm rõ mẫu hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh để gửi lên các cơ quan xin cấp giấy chứng nhận đầu tư sớm nhất, trong mẫu hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh có một số nội dung quan trọng như nội dung đăng ký hoạt động như Tên chi nhánh, nội dung dự án đầu tư, nội dung cam kết thực hiện của các nhà đầu tư.. theo quy định
Đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm là mẫu đơn giành cho các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm làm theo mẫu với các nội dung và thông tin với các mục đích để cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm theo quy định
Đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm là mẫu đơn để đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm Với những doanh nghiệp đầu tư thành lập chi nhánh, khi muốn hoạt động thuận lợi trong lĩnh vực đầu tư này. đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm, các bạn cần ghi rõ tên doanh nghiệp, công ty, các nội dung liên quan đến doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,…
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm được ban hành theo
2. Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MŨ BẢO HIỂM
Kính gửi: Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
Tên doanh nghiệp:…….
Địa chỉ trụ sở chính:……
Địa chỉ nơi sản xuất:……
Điện thoại: ……… fax: ….. email:…..
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số… do… (tên cơ quan cấp) cấp ngày ….. tháng ….. năm …… tại …. (tên tỉnh, thành phố), mã số thuế:…
Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) xem xét, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm cho… (tên doanh nghiệp) theo quy định tại Nghị định số…/2016/NĐ-CP ngày… tháng… năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm bao gồm:
- ……..
- ……..
(Liệt kê các thành phần hồ sơ theo quy định tại Nghị định)
(Tên doanh nghiệp) cam kết thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số ……/2016/NĐ-CP ngày…..tháng……năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy, các văn bản pháp luật khác có liên quan và chịu trách nhiệm về chất lượng mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật./.
LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dân làm Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
– Ghi đầy đủ các thông tin trong mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm gồm những loại nào?
– Liệt kê các thành phần hồ sơ theo quy định tại Nghị định
– Lãnh đạo doanh nghiệp ký tên và đóng dấu
4. Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
Tại Điều 5. Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm Nghị định số 87/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy quy định:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Có hệ thống quản lý chất lượng được xây dựng, áp dụng đáp ứng các yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.
3. Có tối thiểu 01 nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khoa học, kỹ thuật trở lên, được ký
4. Cơ sở vật chất, kỹ thuật:
a) Nhà xưởng:
– Địa điểm sản xuất phải có địa chỉ cụ thể, rõ ràng;
– Có diện tích mặt bằng để lắp đặt trang thiết bị sản xuất, kiểm tra chất lượng.
b) Trang thiết bị sản xuất:
Trang thiết bị của dây chuyền sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật để sản xuất mũ bảo hiểm có chất lượng phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng, bao gồm: Thiết bị ép (đúc/đùn) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất vỏ mũ; thiết bị ép (đúc) và khuôn mẫu phù hợp để sản xuất lớp hấp thụ xung động (mút xốp); thiết bị dập (tán) đinh tán (dùng để ghép các cụm chi tiết); hoặc thiết bị đồng bộ đáp ứng yêu cầu của các thiết bị nêu tại điểm này.
c) Trang thiết bị kiểm tra chất lượng:
Có phòng thử nghiệm hoặc thuê của tổ chức, doanh nghiệp khác, đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng của mũ bảo hiểm phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phòng thử nghiệm phải có năng lực đáp ứng yêu cầu quy định của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025.
Như vậy, với các Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm thì các doanh nghiệp cần tuân thủ theo các quy định và các trình tự thủ tục theo quy định, phải có đầy đủ các yêu cầu và điều kiện để có thể đảm bảo Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm chất lượng nhất. Chính vì Công dụng của mũ bảo hiểm trong việc bảo vệ hộp sọ thể hiện ở việc hạn chế tối đa phần chấn thương ở đầu, nhất là chấn thương sọ não khi xảy ra va chạm giao thông. Nhìn chung, lợi ích của việc đội mũ bảo hiểm bao gồm: Đảm bảo an toàn tính mạng, hạn chế chấn thương cho con người khi có xảy ra tai nạn. Như vậy Điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm phải đạt tiêu chuẩn như đã nêu trên
5. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm:
5.1 Trường hợp cấp mới:
– Đối với các Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung
– Đối với các Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do
– Đối với các Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có nội dung không hợp lệ hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định tại trụ sở và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp có yếu tố khách quan, đoàn thẩm định báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, quyết định được kéo dài thời gian thẩm định nhưng không quá 07 ngày làm việc
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định và kết quả khắc phục, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Các Trường hợp kết quả thẩm định không đạt yêu cầu, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do theo quy định
5.2. Trường hợp cấp lại:
+ Giấy chứng nhận được cấp lại trong trường hợp bị mất, hư hỏng
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp theo quy định
– Trường hợp cấp điều chỉnh nội dung
+ Giấy chứng nhận được điều chỉnh nội dung trong trường hợp đó là Khi có sự thay đổi về địa chỉ đăng ký kinh doanh, địa điểm sản xuất hoặc thay đổi tên của doanh nghiệp hoặc thay đổi người chịu trách nhiệm trước pháp luật hay Thay đổi về kiểu, loại mũ bảo hiểm đã được cấp Giấy chứng nhận.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do;
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng có nội dung không hợp lệ hoặc có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thông tin, phản ánh về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hồ sơ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định đối với nội dung đăng ký điều chỉnh tại trụ sở và địa điểm sản xuất của doanh nghiệp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp có yếu tố khách quan, đoàn thẩm định báo cáo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xem xét, quyết định được kéo dài thời gian thẩm định, nhưng không quá 07 ngày làm việc. và lưu ý Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được biên bản thẩm định và kết quả khắc phục, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trên đây là thông tin của chúng tôi về Mẫu đơn đề nghị cấp GCN đủ điều kiện sản xuất mũ bảo hiểm chi tiết nhất và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định số 87/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (Hiện đã hết hiệu lực).