Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, dịch vụ ăn uống cần thực hiện xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Thành phần hồ sơ không thể thiếu là mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là gì?
Mẫu đơn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là mẫu đơn được lập ra để xin được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Mẫu nêu rõ nội dung đề nghị, thông tin cơ sở
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới nhất dùng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền về thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Mẫu đơn Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới nhất
Về cơ bản thì hiện nay các mẫu đơn Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khá nhiều các mẫu đơn khác nhau,
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
, ngày….tháng….năm ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Kính gửi: (tên cơ quan có thẩm quyền cấp)……
Cơ sở sản xuất, kinh doanh (tên giao dịch hợp pháp):…….
Địa điểm tại: ……
Điện thoại: … Fax: ……
Ngành nghề sản xuất, kinh doanh (tên sản phẩm): ………
Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho:
– Cơ sở sản xuất | □ |
– Cơ sở kinh doanh | □ |
– Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh | □ |
– Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm | □ |
(tên cơ sở) …..
Chúng tôi cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm cho cơ sở trên và chịu hoàn toàn trách nhiệm về những vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trân trọng cảm ơn./.
Hồ sơ gửi kèm gồm:
–
–
–
ĐẠI DIỆN CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
(1) : kèm theo Danh sách nhóm sản phẩm
(2) : Đối với Chuỗi kinh doanh thực phẩm kèm theo danh sách cơ sở kinh doanh thuộc chuỗi
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ KINH DOANH THUỘC CHUỖI
(Kèm theo mẫu đơn đề nghị đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm)
STT | Tên cơ sở thuộc chuỗi | Địa chỉ | Thời hạn Giấy chứng nhận | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
3 |
DANH SÁCH NHÓM SẢN PHẨM
(Kèm theo mẫu đơn đối với chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm và cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp)
STT | Tên nhóm sản phẩm | Nhóm sản phẩm kinh doanh đề nghị cấp Giấy chứng nhận |
I | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế | |
1 | Nước uống đóng chai | |
2 | Nước khoáng thiên nhiên | |
3 | Thực phẩm chức năng | |
4 | Các vi chất bổ sung vào thực phẩm và thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng | |
5 | Phụ gia thực phẩm | |
6 | Hương liệu thực phẩm | |
7 | Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm | |
8 | Đá thực phẩm (Nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) | |
9 | Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
II | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | |
1 | Ngũ cốc | |
2 | Thịt và các sản phẩm từ thịt | |
3 | Thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư) | |
4 | Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả | |
5 | Trứng và các sản phẩm từ trứng | |
6 | Sữa tươi nguyên liệu | |
7 | Mật ong và các sản phẩm từ mật ong | |
8 | Thực phẩm biến đổi gen | |
9 | Muối | |
10 | Gia vị | |
11 | Đường | |
12 | Chè | |
13 | Cà phê | |
14 | Ca cao | |
15 | Hạt tiêu | |
16 | Điều | |
17 | Nông sản thực phẩm khác | |
18 | Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | |
III | Các nhóm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương | |
1 | Bia | |
2 | Rượu, Cồn và đồ uống có cồn | |
3 | Nước giải khát | |
4 | Sữa chế biến | |
5 | Dầu thực vật | |
6 | Bột, tinh bột | |
7 | Bánh, mứt, kẹo |
3. Hướng dẫn làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP:
Theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm sửa đổi, bổ sung 2018, để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP cần phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao);
– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP;
– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
– Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, chủ cơ sở xin cấp Giấy chứng nhận nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước kiểm tra thực tế. Lúc này:
– Nếu đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thì cấp Giấy chứng nhận;
– Nếu không đủ điều kiện và từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đặc biệt lưu ý: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP chỉ có hiệu lực trong thời gian 03 năm và nếu vẫn tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì phải nộp hồ sơ xin cấp lại 06 tháng trước khi Giấy chứng nhận cũ hết hạn.
4. Điều kiện được cấp giấy chứng nhận cơ sở an toàn thực phẩm:
Để cơ sở được cấp Giấy chứng nhận ATTP cần tuân thủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm gồm:
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 19 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
– Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác
– Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
– Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
– Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 20 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm:
– Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt, có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác, bảo đảm vệ sinh trong quá trình bảo quản;
– Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;
– Tuân thủ các quy định về bảo quản của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 21 Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
– Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
– Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh;
– Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
Những quy định khác:
– Phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông phân phối nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng;
– Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan;c) Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày;
– Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất được lịch sử mọi lô sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộ các hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở;
– Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn. Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo. Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ;
– Có bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết đã được thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng, sản phẩm không được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sản phẩm phải được theo dõi độ ổn định;
– Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
– Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra; thực hiện theo quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đối với các hoạt động này
2. Bộ Y tế hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe để các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe triển khai áp dụng.
3. Kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2019, các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Căn cứ pháp lý:
– Mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 43/2018/TT-BCT do Bộ Công thương ban hành ngày 15/11/2018
– Luật an toàn thực phẩm