Quản lý chất thải nguy hại là mối quan tâm to lớn của nhà nước, xã hội, được thể hiện thông qua hàng loạt các văn bản pháp luật. Sự ra đời của các cơ sở đào tạo quản lý chất thải nguy hại cho thấy được sự chú trọng của nhà nước trong việc hình thành nên một tư duy và phương pháp quản lý hiệu quả cho các đối tượng.
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại là gì?
Theo giải thích tại Khoản 12 Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Tuy nhiên, trong thực tế, ta có thể hiểu về chất thải một cách cụ thể như sau: i) Chất thải tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể như: rắn, lỏng, khí… Những yếu tố phi vật chất không được coi là chất thải. ii) Vật chất đó bị chủ sở hữu thải bỏ. Như vậy, vật chất đó có phải là chất thải hay không phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí chủ quan của chủ sở hữu. Tuy nhiên, phải loại trừ trường hợp do đặc thù trong hoạt động của mình, chủ sở hữu phải thải bỏ vật chất và hoạt động thải bỏ này mang tính chất bị động đối với chủ sở hữu cũng như đối với đối tượng khác.
Khái niệm chất thải nguy hại cũng được nêu ra trong Luật bảo vệ môi trường, theo đó chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. Khái niệm này đã được thay đổi nhiều lần trong các văn bản pháp luật từ trước cho đến nay.
Quản lý chất thải nguy hại với tư cách là một bộ phận nằm trong hệ thống quản lý chất thải và phế liệu nói chung, cho nên khái niệm quản lý chất thải nguy hại được hiểu như sau: “Quản lý chất thải nguy hại là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nguy hại”. Như vậy, khái niệm quản lý chất thải nguy hại lần đầu tiên được quy định tại Quy chế quản lý chất thải nguy hại, sau đó khái niệm này đã quy định tại Khoản 15 Điều 3
Theo quy định trên, quản lý chất thải nguy hại có những đặc điểm sau:
Một là, trách nhiệm quản lý chất thải thuộc về cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chất thải nguy hại và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại trong phạm vi chức năng luật định. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại là những chủ thể có những hoạt động liên quan trực tiếp đến chất thải nguy hại như: chủ nguồn thải, chủ thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy.
Hai là, nội dung quản lý chất thải nguy hại là các hoạt động mà các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ thể là: các cơ quan nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý chất thải nguy hại, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm… các tổ chức, cá nhân có liên quan phải tiến hành những hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nguy hại.
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại là văn bản do cơ sở đào tạo gửi tới cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục môi trường) nhằm yêu cầu cơ quan này cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại đối với các học viên đạt kết quả đào tạo có tên tại Bảng tổng hợp kết quả đào tạo gửi kèm theo.
Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại là văn bản pháp lý được Tổng cục môi trường cấp cho các đối tượng bắt buộc hoặc tự nguyện theo quy định của pháp luật. Chứng chỉ quản lý CTNH có thời hạn 03 (ba) năm và không được gia hạn. Trường hợp hết thời hạn, người có Chứng chỉ hết thời hạn phải được đào tạo lại để được cấp Chứng chỉ mới
Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại là văn bản bắt buộc trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ quản lý do cơ sở đào tạo thực hiện, đây là văn bản làm phát sinh nghĩa vụ xem xét, đánh giá và quyết định cấp chứng chỉ quản lý chất thải cho học viên tại cơ sở đào tạo. Tại sao cơ sở đào tạo lại là người đề nghị? điều này được lí giải bởi cơ sở đào tạo là người nắm bắt được kết quả đào tạo rõ nhất, hơn nữa việc đề nghị được thực hiện thông qua danh sách tập trung, như vậy sẽ đảm bảo được tính thống nhất, đỡ phức tạp và tiết kiệm thời gian cho các học viên cũng như cơ quan nhà nước.
Về đối tượng đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại. Điều 29 Thông tư 36/2015 thì có hai đối tượng, đó là đối tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện, trong đó đối tượng bắt buộc là “một cơ sở xử lý chất thải nguy hại phải có ít nhất 02 (hai) người đảm nhiệm việc quản lý, điều hành, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành liên quan đến môi trường hoặc hóa học và được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại theo quy định;”. Tuy nhiên, sự dẫn chiếu ở Thông tư 36 đến Nghị định 38/2015 lại không còn có hiệu lực khi trong quy định mới ở Nghị định 136/2018 thì quy định về việc được cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại lại không còn. Còn đối với đối tượng tự nguyện là “người có nhu cầu được đào tạo, cấp chứng chỉ về quản lý chất thải nguy hại”.
Thẩm quyền cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại chỉ thuộc về duy nhất Tổng cục môi trường.
Trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại được thực hiện như sau:
Cơ sở đào tạo lập hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại (bao gồm: Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại; Bảng tổng hợp kết quả đào tạo; Bản sao chứng minh thư nhân dân của các đối tượng cấp Chứng chỉ; Bản sao các văn bản, giấy tờ có liên quan đến yêu cầu đối với cơ sở đào tạo quản lý chất thải nguy hại) và nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Tổng cục Môi trường để xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH.
Trong thời hạn 15 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do.
Người có Chứng chỉ quản lý CTNH hết thời hạn mà có ít nhất 02 (hai) năm liên tục hoạt động trong lĩnh vực quản lý, xử lý CTNH tính đến thời điểm hết thời hạn thì nộp 01 (một) đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại và Giấy xác nhận của nơi làm việc đến Tổng cục Môi trường. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Chứng chỉ quản lý CTNH. Trường hợp không cấp phải nêu rõ lý do.
Nhìn chung, trình tự thủ tục cấp chứng chỉ khá đơn giản, thời hạn giải quyết hồ sơ nhanh chóng, đảm bảo được quyền và lợi ích của người được đề nghị cấp chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại:
(TÊN CƠ SỞ ĐÀO TẠO) (1)
Số: ……..(2)…………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…..(3)…., ngày….tháng….năm
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
Kính gửi: Tổng cục Môi trường
I. Thông tin chung (4)
Tên cơ sở đào tạo:
Địa chỉ:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đào tạo):
Số điện thoại liên lạc:
II. Kết quả đào tạo quản lý CTNH (5)
1. Khóa đào tạo:
2. Thời gian đào tạo:
3. Tổng số học viên đào tạo:
Trong đó:
– Số học viên đạt kết quả đào tạo:
– Số học viên không đạt kết quả đào tạo:
Dựa vào kết quả đào tạo nêu trên, (tên cơ sở đào tạo) đề nghị Tổng cục Môi trường cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại cho các học viên đạt kết quả đào tạo có tên tại Bảng tổng hợp kết quả đào tạo gửi kèm theo.
Lãnh đạo cơ sở đào tạo (6)
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đề nghị cấp Chứng chỉ quản lý chất thải nguy hại:
(1) Ghi tên cơ sở đào tạo (cơ sở đào tạo phải đáp ứng các điều kiện luật định)
(2) Ghi số, kí hiệu văn bản
(3) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm làm đơn
(4) Ghi các thông tin về cơ sở đào tạo
(5) Ghi các thông tin về kết quả đào tạo quản lý chất thải nguy hại
(5) Lãnh đạo cơ sở đào tạo ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Cơ sở pháp lý:
–
–