Trong các trường hợp muốn được cấp Chứng chỉ hành nghề y y học cổ truyền tư nhân thì cần làm Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân để được các cơ quan xem xét.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân:
- 3 3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân là gì?
Chứng chỉ hành nghề y chính là một loại giấy tờ được cấp bởi Cơ quan Nhà nước tại Việt Nam cho phép cá nhân được hoạt động trong ngành y một cách hợp pháp.
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân là mẫu đơn với các nội dung và thông tin đơn vị đủ điều kiện về y, y học cổ truyền đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân là mẫu đơn đề nghị được cá nhân, tổ chức lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin đề nghị về việc cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân. Mẫu đề nghị nêu rõ thông tin của người đề nghị, trình độ chuyên môn, thời gian kinh nghiệm trong ngành y, y học cổ truyền…
2. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________
……………., ngày …… tháng ….. năm ………..
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y, Y HỌC CỔ TRUYỀN TƯ NHÂN
Kính gửi: Giám đốc Sở Y tế ………
Tôi tên là: ……..
Sinh năm ………
Địa chỉ thường trú số: …….. , đường ……… tổ: …….. khóm (ấp): ……… xã (phường): ……… huyện (thị, TP): ………… tỉnh…………………
Chứng minh nhân dân số: ………. cấp ngày ………..nơi cấp: ………..
Trình độ chuyên môn: …………. năm tốt nghiệp: ……….. tại trường: ………………………
Đã công tác trong ngành Y, YHCT từ ngày: ……….. tháng …………. năm ………đến ngày: …….. tháng ……. năm ……….
Tại: ……
Đã có thời gian thực hành chuyên môn: …………….. từ ngày: ………. tháng ……. năm ……….đến ngày: ………. tháng ……… năm …….
Sau khi nghiên cứu Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân, các quy chế chuyên môn về y, dược hiện hành, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
Kính đề nghị giám đốc Sở Y tế …………… cấp cho tôi chứng chỉ hành nghề: …………….
Loại hình hành nghề: …….
Người viết đơn
3. Hướng dẫn làm Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân:
– Ghi đầy đủ cá thông tin trong mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền
– Người viết đơn kí và ghi rõ họ tên
– Gửi đơn lên Giám đốc Sở Y tế
4. Một số quy định của pháp luật về chứng chỉ hành nghề y, y học cổ truyền tư nhân:
Căn cứ theo Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh Quy định chuyển tiếp như sau:
– Chứng chỉ hành nghề được cấp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định của Luật này.
– Việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với hồ sơ đã nộp trước ngày 01 tháng 01 năm 2024 được thực hiện theo quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số
Do vậy, chứng chỉ hành nghề y, y học cổ tuyền được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề.
4.1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề:
Căn cứ theo Điều 26 Luật Khám bệnh chữa bệnh năm 2023 quy định Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề như sau:
1. Chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề bao gồm:
– Bác sỹ;
– Y sỹ;
– Điều dưỡng;
– Hộ sinh;
– Kỹ thuật y;
– Dinh dưỡng lâm sàng;
– Cấp cứu viên ngoại viện;
– Tâm lý lâm sàng;
– Lương y;
– Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung ngoài các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ sau khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phạm vi hành nghề đối với từng chức danh chuyên môn.
4.2. Giấy phép hành nghề:
Căn cứ theo Điều 27 Luật Khám bệnh chữa bệnh năm 2023 quy định Giấy phép hành nghề như sau:
1. Mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
2. Giấy phép hành nghề có thời hạn 05 năm.
3. Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản sau đây:
– Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số định danh cá nhân đối với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch đối với người hành nghề nước ngoài;
– Chức danh chuyên môn;
– Phạm vi hành nghề;
– Thời hạn của giấy phép hành nghề.
4. Người đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí, trừ trường hợp do lỗi của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề mà phải cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này và quy định mẫu giấy phép hành nghề.
4.3. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề:
Căn cứ theo Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề:
1. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
– Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
2. Thẩm quyền đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề được quy định như sau:
– Bộ Y tế đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Quốc phòng đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Công an đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
4.4. Cấp mới giấy phép hành nghề:
Căn cứ theo Điều 30 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định Cấp mới giấy phép hành nghề:
1. Cấp mới giấy phép hành nghề được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
– Người lần đầu tiên đề nghị cấp giấy phép hành nghề;
– Người hành nghề thay đổi chức danh chuyên môn đã được ghi trên giấy phép hành nghề;
– Người bị thu hồi giấy phép hành nghề thuộc trường hợp cấp mới theo quy định của Chính phủ;
– Trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
2. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng bao gồm:
– Được đánh giá đủ năng lực hành nghề qua kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 24 của Luật này hoặc có giấy phép hành nghề được thừa nhận theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
– Có đủ sức khỏe để hành nghề;
-Đáp ứng năng lực tiếng Việt đối với người nước ngoài theo quy định của Chính phủ;
– Không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 20 của Luật này hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hành nghề nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Điều kiện cấp mới giấy phép hành nghề đối với các chức danh lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền bao gồm:
– Có giấy chứng nhận lương y hoặc giấy chứng nhận người có bài thuốc gia truyền hoặc giấy chứng nhận người có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
– Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề;
– Tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này đối với từng chức danh chuyên môn tương ứng.
5. Thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề được quy định như sau:
– Người đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề;
– Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề phải cấp mới giấy phép hành nghề trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; trường hợp không cấp mới giấy phép hành nghề thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– Trường hợp cần xác minh tài liệu có yếu tố nước ngoài trong hồ sơ đề nghị cấp mới giấy phép hành nghề thì thời hạn cấp mới là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.