Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
- 3 3. Lưu ý khi viết đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
- 4 4. Các quy định và thủ tục có liên quan:
- 4.1 4.1. Thời hạn của chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
- 4.2 4.2. Những đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
- 4.3 4.3. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, thu hồi giấy phép hành nghề:
- 4.4 4.4. Thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp:
1. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là một trong các giấy tờ cần phải có khi hoàn tất hồ sơ đề nghị cấp lần đầu chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam.
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là mẫu đơn đề nghị được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin đề nghị về việc cấp chứng chỉ hành nghề khám và chữa bệnh. Mẫu đơn mẫu đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề y nêu rõ thông tin người làm đơn, các hồ sơ giấy tờ đi kèm.
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được cá nhân sử dụng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin đề nghị về việc cấp chứng chỉ hành nghề khám và chữa bệnh.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
(1)….., ngày…. tháng… năm ….
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
Kính gửi: ………(2)
Họ và tên: ………
Ngày, tháng, năm sinh: ……….
Địa chỉ cư trú: ……..
Giấy chứng minh nhân dân/Số định danh cá nhân/Số hộ chiếu:……..(3)
Ngày cấp …….. Nơi cấp: …….
Điện thoại: ……… Email (nếu có): ………
Văn bằng chuyên môn: (4)……….
Phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị cấp: …….
Tôi xin gửi kèm theo đơn này bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
1. Bản sao hợp lệ văn bằng chuyên môn
2. Văn bản xác nhận quá trình thực hành
3. Phiếu lý lịch tư pháp
4. Sơ yếu lý lịch
5. Giấy chứng nhận sức khỏe
6. Hai ảnh màu (nền trắng) 04cm x 06cm
Kính đề nghị quý cơ quan xem xét và cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho tôi./.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ, tên)
3. Lưu ý khi viết đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
(1) Địa danh
(2) Tên cơ quan cấp chứng chỉ hành nghề.
(3) Ghi một trong ba thông tin về số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu còn hạn sử dụng.
(4) Văn bằng chuyên môn ghi theo đối tượng quy định tại Điều 30 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 hoặc giấy chứng nhận trình độ chuyên môn đối với lương y hoặc giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền do Bộ Y tế cấp hoặc Sở Y tế cấp phù hợp để đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề.
Lưu ý: Hồ sơ này dành cho việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh cho người Việt Nam
4. Các quy định và thủ tục có liên quan:
4.1. Thời hạn của chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
Khoản 2 Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, có hiệu lực 01/01/2024 quy định mỗi người hành nghề chỉ được cấp 01 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi cả nước. Giấy phép hành nghề từ ngày 01/01/2024 sẽ có thời hạn 05 năm.
Chú ý: Căn cứ theo Khoản 1, 2 Điều 27 và khoản 1 Điều 121 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 thì chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh nếu được cấp trước ngày 01/01/2024 thì được chuyển đổi sang giấy phép hành nghề theo lộ trình do Chính phủ quy định và thực hiện việc gia hạn theo định kỳ 05 năm một lần kể từ ngày chuyển đổi theo quy định Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
4.2. Những đối tượng được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
Căn cứ theo Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định chức danh chuyên môn phải có Giấy phép hành nghề như sau:
– Bác sỹ;
– Y sỹ;
– Điều dưỡng;
– Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền;
– Hộ sinh;
– Kỹ thuật y;
– Dinh dưỡng lâm sàng;
– Cấp cứu viên ngoại viện;
– Tâm lý lâm sàng;
– Lương y;
Chính phủ quy định chức danh chuyên môn và điều kiện cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với chức danh chuyên môn được bổ sung.
4.3. Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, thu hồi giấy phép hành nghề:
Căn cứ theo Điều 28 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định:
Thẩm quyền cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề được quy định như sau:
– Bộ Y tế cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Công an cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Quốc phòng cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đối với các chức danh chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Thẩm quyền đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề được quy định như sau:
– Bộ Y tế đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Quốc phòng đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Bộ Công an đình chỉ hành nghề, thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý;
– Cơ quan chuyên môn về y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ hành nghề đối với người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn quản lý; thu hồi giấy phép hành nghề đối với người hành nghề thuộc thẩm quyền quản lý.
4.4. Thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp:
Căn cứ theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 quy định việc thừa nhận giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp như sau:
– Giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được xem xét thừa nhận khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là bên ký kết; giấy phép hành nghề được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài mà cơ quan, tổ chức đó được Bộ Y tế đánh giá để thừa nhận theo quy định;
+ Còn hiệu lực tại thời điểm đề nghị thừa nhận;
+ Có thông tin về chức danh chuyên môn và chức danh đó phải tương đương với một trong các chức danh chuyên môn quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 26 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh..
– Thủ tục thừa nhận giấy phép hành nghề được quy định như sau:
Bước 1: Người có giấy phép hành nghề gửi hồ sơ đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề đến Bộ Y tế, bao gồm đơn đề nghị thừa nhận giấy phép hành nghề và bản sao hợp lệ giấy phép hành nghề đã được cấp;
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Bộ Y tế phải có văn bản trả lời về việc thừa nhận hoặc không thừa nhận giấy phép hành nghề;
Trường hợp cần xác minh đối với việc đào tạo ở nước ngoài của người hành nghề thì thời hạn thừa nhận là 30 ngày kể từ ngày có kết quả xác minh.
– Nội dung đánh giá để thừa nhận cơ quan, tổ chức cấp phép hành nghề của nước ngoài bao gồm:
+ Đánh giá về hệ thống đào tạo;
+ Đánh giá về hệ thống, quy trình, thủ tục cấp giấy phép hành nghề và các quy định về chức danh, phạm vi hành nghề.
– Người có giấy phép hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp được thừa nhận tại Việt Nam không phải thực hành khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 23 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và không phải tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Điều 24 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.