Để được cấp chính sách nội trú thì học sinh, sinh viên phải viết đơn đề nghị gửi cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Vậy đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục:
- 3 3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục:
- 4 4. Chính sách nội trú dành cho học sinh, sinh viên:
1. Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục là gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục là mẫu đơn hành chính được lập ra để đề nghị về việc cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục. Mẫu đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục nêu rõ thông tin của học sinh, sinh viên, nội dung đề nghị cấp chính sách…
Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục là văn bản ghi chép lại những thông tin của học sinh, sinh viên, nội dung đề nghị cấp chính sách… Ngoài ra, đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục sẽ là căn cứ để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền sẽ thực hiện việc cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thực.
2. Mẫu đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHÍNH SÁCH NỘI TRÚ
(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
Kính gửi:- (Tên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội);
– (Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
Họ và tên:…
Lớp:…
Cha/mẹ học sinh, sinh viên:.……
Mã số học sinh, sinh viên:…
Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Điều 2 Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp)
Căn cứ Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xác nhận, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét cấp chính sách nội trú theo quy định.
……….., ngày …. tháng …. năm…….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục:
Phần kính gửi của đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục yêu cầu học sinh, sinh viên sẽ ghi cụ thể tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền cấp chính sách nội trú( Tên Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
Phần nội dung của đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục yêu cầu học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục thì học sinh, sinh viên sẽ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết. Các thông tin đó phải thật chính xác, chi tiết, đầy đủ,…
Cuối đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục yêu cầu học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục tư thục học sinh, sinh viên sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Chính sách nội trú dành cho học sinh, sinh viên:
4.1. Đối tượng được hưởng chính sách nội trú:
Theo như quy định của pháp luật và Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp Đối tượng được hưởng chính sách nội trú khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:
+ Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật;
+ Người tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú;
+ Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.
4.2. Trình tự cấp chính sách nội trú:
Trình tự cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị – xã hội Trung ương:
Bước 1: Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Bước 2: Học sinh, sinh viên thuộc đối tượng quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp nộp hồ sơ tới cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi học sinh, sinh viên đang theo học.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ cấp chính sách nội trú Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đối chiếu, thẩm định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của hồ sơ; tổng hợp, lập danh sách đối tượng được hưởng chính sách. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo cho người học được biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
Bước 4: Chi trả học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp nơi học sinh, sinh viên đang theo học chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng chính sách và các khoản hỗ trợ khác trực tiếp bằng tiền mặt cho học sinh, sinh viên đang học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp đó.
4.3. Hồ sơ cấp chính sách nội trú, 01 bộ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú:
-Đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
– Đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số là người khuyết tật phải bổ sung Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng trong trường hợp chưa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
– Đối với học sinh, sinh viên người Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
– Đối với học sinh, sinh viên người Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo phải bổ sung giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng trong trường hợp chưa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
– Đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú, ngoài các giấy tờ ở bên trên phải bổ sung bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);
– Đối với học sinh, sinh viên ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán phải bổ sung Giấy xác nhận ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán.
Như vậy có thể thấy để được cấp chính sách nội trú thì học sinh, sinh viên phải chuẩn bị hồ sơ với những giấy tờ pháp lý quan trọng tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh, sinh viên khác nhau. Và các cơ quan, Chủ thể có thẩm quyền phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách cho học inh, sinh viên. Mỗi một Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền sẽ có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, thì cần phải có sự phối hợp cùng làm việc để đạt hiệu quả cao nhất.
Tổ chức thực hiện chính nội trú dành cho học sinh, sinh viên:
+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo:
– Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú quy định tại Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp
– Kiểm tra, đánh giá và tổng hợp tình hình thực hiện chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
+Bộ Tài chính:
– Bố trí kinh phí thực hiện chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên theo quy định tại Quyết định này trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo phân cấp quản lý hiện hành;
– Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện chính sách nội trú quy định tại Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên quy định tại Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.