Đối với người tập sự hành nghề công chứng viên, sau khi tập sự hành nghề công chứng xong thì sẽ làm đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên. Vậy Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên là gì?
Mục lục bài viết
1. Công chứng viên là gì?
Theo Khoản 1 và Khoản 2, Điều 2,
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.
1. Người đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Luật này có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên được gửi đến Sở Tư pháp nơi người đề nghị bổ nhiệm công chứng viên đã đăng ký tập sự hành nghề công chứng.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gồm:
– Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– Bản sao bằng cử nhân luật hoặc thạc sĩ, tiến sĩ luật;
– Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
– Bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng. Đối với người được miễn đào tạo nghề công chứng thì phải có bản sao giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng và giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Luật này;
– Bản sao giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm; trường hợp từ chối đề nghị thì phải
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét,
Đồng thời Luật Công chứng 2014 sửa đổi, bổ sung 2018 còn quy định về trường hợp bổ nhiệm lại công chứng viên:
1. Người được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.
2. Người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Toà án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.
4. Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Luật này. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm:
– Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
– Phiếu lý lịch tư pháp;
– Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
– Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;
– Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
2. Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên là gì?
Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên là văn bản do người đã hoàn thành tập sự hành nghề công chứng viết gửi cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Mục đích của đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên:
Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng là mẫu đơn ghi nhận mong muốn được bổ nhiệm công chứng viên của cá nhân sau khi đã hoàn thành thủ tục tập sự hành nghề công chứng ở một tổ chức hành nghề công chứng nào đó.
Ngoài ra đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên còn là căn cứ để Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét mọi mặt để thực hiện việc bổ nhiệm chức danh công chứng viên.
3. Mẫu đơn xin đề nghị bổ nhiệm công chứng viên:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM CÔNG CHỨNG VIÊN
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tư pháp
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Họ và tên: ….. Giới tính: …… Sinh ngày: …./……/….
Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu/Căn cước công dân số: …..
Ngày cấp: ……/…../…….. Nơi cấp: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ……..
Chỗ ở hiện nay: ………
Điện thoại: ….. Email (nếu có): ….
Số và ngày, tháng, năm của chứng chỉ đào tạo nghề công chứng/giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng (trường hợp bồi dưỡng nghề công chứng thì bổ sung thêm thông tin thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng nào):……
Thời gian tập sự hành nghề công chứng từ .……/….…/….… đến ..…./……/…… tại…
Đã được Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng lần thứ…. cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề công chứng số: ……. ngày ……../………./….
2. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC, LÀM VIỆC (từ khi đủ 18 tuổi đến nay):
Thời gian (từ …./…/… đến …/…/…) | Chức danh, chức vụ, công việc được giao | Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị | Giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật |
III. ĐÃ BỊ KẾT ÁN
(Ghi đầy đủ các tội danh, số và ngày ra bản án, kể cả trong trường hợp đã được xóa án tích; nếu không có thì ghi “Không có”)
IV. ĐÃ BỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT, ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
(Ghi đầy đủ các hình thức và thời gian bị xử lý kỷ luật, áp dụng biện pháp xử lý hành chính; nếu không có thì ghi “Không có”)
V. KHEN THƯỞNG (Ghi cụ thể các hình thức khen thưởng; nếu không có thì ghi “Không có”)
Tôi làm Đơn này đề nghị được bổ nhiệm công chứng viên. Tôi cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của công chứng viên theo quy định của pháp luật.
Tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm về tính chính xác, xác thực của các thông tin nêu trên và các giấy tờ khác được cung cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên; nếu sai tôi xin được xử lý theo quy định của pháp luật.
Tỉnh (thành phố)…., ngày…….tháng……năm……
Người đề nghị
(ký và ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên:
Phần kính gửi: người làm đơn ghi gửi cho Bộ Trưởng Bộ Tư pháp- người có thẩm quyền xem xét việc bổ nhiệm công chứng viên.
Phần nội dung của đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên:
Người làm đơn ghi đầy đủ, chính xác, rõ ràng, chi tiết những thông tin cá nhân như tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân( số căn cước công dân), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay, số điện thoại, email.
Cung cấp những thông tin về chứng chỉ đào tạo nghề công chứng hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghề công chứng( trường hợp bồi dưỡng nghề công chứng thì bổ sung thêm thông tin thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng nào).
Ghi cụ thể thời gian tập sự hành nghề công chứng được bắt đầu từ thời điểm nào và kết thúc vào thời điểm nào.
Quá trình công tác, làm việc thì người làm đơn sẽ điền thời gian công tác, làm việc và cùng với thời gian tương ứng là chức danh, chức vụ, công việc được giao ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nào. Ngoài ra, người làm đơn còn phải cung cấp giấy tờ chứng minh thời gian công tác pháp luật. Người là đơn sẽ viết đơn xin xác nhận công tác, quá trình làm việc ở nơi tổ chức, cơ quan nơi mình từng làm việc.
Ghi đầy đủ các tội danh, số và ngày ra bản án, kể cả trong trường hợp đã được xóa án tích; nếu không có thì ghi “Không có” ở mục đã bị kết án.
Ghi đầy đủ các hình thức và thời gian bị xử lý kỷ luật, áp dụng biện pháp xử lý hành chính; nếu không có thì ghi “Không có” ở mục đã bị xử lý kỷ luật, áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Ghi cụ thể các hình thức khen thưởng; nếu không có thì ghi “Không có” ở mục khen thưởng.
Cuối đơn: xin đề nghị bổ nhiệm công chứng viên thì người là đơn sẽ cam đoan tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, trách nhiệm của công chứng viên theo quy định của pháp luật. Và sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về tính chính xác, xác thực của các thông tin nêu trên và các giấy tờ khác được cung cấp trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên, nếu sai thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Sau khi viết đơn xong thì người làm đơn ký, ghi rõ họ tên và gửi đến Bộ Tư pháp để được Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét việc bổ nhiệm chức danh công chứng viên.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Công chứng 2014 sửa đổi, bổ sung 2018.