Hiện nay, tổ chức cung cấp và tổ chức tiếp cận nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải lập đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm là gì?
Mẫu đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm là mẫu đơn do tổ chức lập ra gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Cục chăn nuôi) khi có mong muốn được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm. Mẫu đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm nêu rõ thông tin về tổ chức cấp nguồn gen( tên tổ chức, địa chỉ), thông tin về tổ chức tiếp cận nguồn gen( địa chỉ, số điện thoại/ fax/ email), mục đích trao đổi, nội dung trao đổi, cam kết.
Mẫu đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm được dùng để đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý , hiếm. Mẫu đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) xem xét về việc trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm của tổ chức cung cấp nguồn gen và tổ chức tiếp cận nguồn gen
2. Mẫu đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày…… tháng……. năm……..
ĐƠN ĐĂNG KÝ TRAO ĐỔI NGUỒN GEN GIỐNG VẬT NUÔI QUÝ, HIẾM
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi)
1. Tổ chức cung cấp nguồn gen
2. Tên tổ chức: (1)
3. Địa chỉ:(2)
4. Điện thoại: ………; Fax: ……….; Email: (3)
5. Tổ chức tiếp nhận nguồn gen
6. Tên tổ chức: (4)
7. Địa chỉ:(5)
8. Điện thoại: ………; Fax: …………; Email: (6)
III. Mục đích trao đổi nguồn gen: (7)
Thời gian trao đổi: (8)
Từ ngày …. tháng ….. năm…. đến ngày …. tháng …… năm……
Nội dung trao đổi: (9)
Số lượng, khối lượng, hiện trạng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm được trao đổi: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm).
Cam kết:
Xin cam kết nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đăng ký trên đây bảo đảm đúng với thực tế.
Thực hiện đúng pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và các quy định hiện hành có liên quan.
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) xem xét giải quyết./.
Tổ chức đăng ký trao đổi nguồn gen
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên tổ chức cung cấp nguồn gen
(2): Điền địa chỉ tổ chức cung cấp nguồn gen
(3): Điền điện thoại/ fax/email
(4): Điền tên tổ chức tiếp cận nguồn gen
(5): Điền địa chỉ của tổ chức tiếp cận nguồn gen
(6): Điền điện thoại/ fax/email
(7): Điền mục đích trao đổi nguồn gen
(8) :Điền thời gian trao đổi
(9): Điền nội dung trao đổi
4. Trình tự, thủ tục đăng ký trao đổi nguồn gen động vật nuôi quý, hiếm:
* Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, thẩm định và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do.
* Thành phần, số lượng hồ sơ
– Hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của
+ Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm cần trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về quản lý giống và sản phẩm giống vật nuôi;
+ Các văn bản có liên quan đến trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm;
= Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
+ Thẩm định hồ sơ và quyết định trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: là tổ chức, cá nhân
* Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi ( Điều 5 Nghị định 13/2020/NĐ- CP)
– Việc điều tra, thu thập nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, lưu giữ nguồn gen giống vật nuôi mới được phát hiện;
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá ban đầu về nguồn gen, bản chất di truyền, đặc tính sinh học của nguồn gen giống vật nuôi mới;
+ Khi phát hiện nguồn gen giống vật nuôi mới, tổ chức, cá nhân không được giết thịt, mua bán, tiêu hủy. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phát hiện nguồn gen giống vật nuôi mới có trách nhiệm thực hiện các biện pháp lưu giữ, bảo vệ nguồn gen giống vật nuôi mới và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Tổ chức, cá nhân không được phép xuất khẩu, nghiên cứu hoặc sử dụng cùng với tổ chức, cá nhân nước ngoài đối với nguồn gen giống vật nuôi mới trước khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, đánh giá.
– Việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
+ Hoạt động bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;
+ Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn nguồn gen giống vật nuôi có tính khác biệt với nguồn gen giống vật nuôi đã có để bảo tồn, đưa vào chương trình quỹ gen quốc gia, nghiên cứu, sử dụng vào hoạt động chọn, tạo, nhân giống và cập nhật vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về nguồn gen giống vật nuôi;
+ Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi.
– Việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
+ Khi sản xuất và thị trường có nhu cầu thì nguồn gen giống vật nuôi được khai thác, phát triển;
+ Nguồn gen giống vật nuôi đưa vào khai thác, phát triển thì được đưa ra khỏi danh sách nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn;
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi;
+ Tổ chức, cá nhân hợp tác nghiên cứu và tiếp cận nguồn gen giống vật nuôi thực hiện theo quy định của Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.
Như vậy, thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, theo đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập, lưu giữ nguồn gen giống vật nuôi mới được phát hiện có thẩm quyền điều tra, thu thập nguồn gen giống vật nuôi và lập thành hội đồng thẩm định, đánh giá ban đầu về nguồn gen, bản chất di truyền, đặc tính sinh học của nguồn gen giống vật nuôi mới. Và hoạt động bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh họ
* Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn( Điều 6 Nghị định 13/2020/NĐ- CP)
– Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
+ Có số lượng cá thể hoặc có số nhóm huyết thống còn ít dẫn đến nguy cơ cận huyết cao;
+ Có số lượng cá thể suy giảm ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
– Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
– Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
* Quy định về trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm để phục vụ nghiên cứu, chọn, tạo dòng, giống vật nuôi mới và sản xuất, kinh doanh ( Điều 3 Thông tư 22/2019/TT- BNNPTNT)
– Tổ chức, cá nhân được trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm bao gồm: con giống, trứng giống, tinh, phôi.
– Tổ chức, cá nhân tham gia trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiểm phải thực hiện đúng mục đích, nội dung đã đăng ký với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Định kỳ hằng năm vào tháng 12 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bằng văn bản và bản điện tử về tình hình và kết quả sử dụng nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đã trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
* Biểu mẫu hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm ( Điều 4 Thông tư 22/2019/TT- BNNPTNT)
-Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
– Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm đăng ký trao đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
* Nguyên tắc trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm ( Điều 6 Thông tư 22/2019/TT- BNNPTNT)
Khi cung cấp nguồn gen vật nuôi cho một đối tác quốc tế, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Khi phía Việt Nam yêu cầu thì đối tác có trách nhiệm cung cấp lại nguồn gen vật nuôi quí hiếm mà Việt Nam đã cấp trước đó;
– Cung cấp cho phía Việt Nam số liệu đánh giá và sử dụng nguồn gen vật nuôi quí hiếm mà phía Việt Nam đã cấp;
– Phải có sự thoả thuận (bằng văn bản) của phía Việt Nam thì mới cung cấp nguồn gen vật nuôi quí hiếm cho đối tác thứ ba;
– Khi đối tác sử dụng nguồn gen vật nuôi quí hiếm do phía Việt Nam cung cấp thuộc quyền tác giả của Việt Nam để phổ biến trong sản xuất hoặc tạo ra giống mới, Việt Nam được hưởng quyền tác giả theo qui định của Công ước quốc tế mà hai bên là các nước thành viên của Công ước quốc tế đó.
Như vậy, khi tiến hành trao đổi nguồn gen thì phía cung cấp nguồn gen và phía tiếp cận nguồn gen đều phải tuân thủ những quy định của pháp luật về nguyên tắc trao đổi nguồn gen, và phải lập biểu mẫu hồ sơ trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm theo quy định của pháp luật gồm ( Đơn đăng ký trao đổi nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm; Lý lịch nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm được ban hành theo Thông tư 22/2019/TT- BNNPTNT)