Hoạt động phối giống nhân tạo không phải là dễ thực hiện, cần phải qua tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật. Khi cơ sở có mong muốn tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc thì cần có đơn đăng ký tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đăng ký tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc là gì và dùng để làm gì?
- 2 2. Mẫu đơn đăng ký tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc và hướng dẫn soạn thảo:
- 3 3. Quy định pháp luật về tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc:
- 4 4. Quy định về tiêu chuẩn phối giống nhân tạo gia súc:
1. Đơn đăng ký tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc là gì và dùng để làm gì?
Đơn đăng ký tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc là văn bản do cơ sở muốn tổ chức hoạt động đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc gửi cơ quan có thẩm quyền để xin phép được thực hiện hoạt động đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc.
Đơn đăng ký tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc được dùng để cơ sở có mong muốn gửi lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp phép tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc.
2. Mẫu đơn đăng ký tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc và hướng dẫn soạn thảo:
Mẫu đơn đăng ký tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc được ban hành trong phần Phụ lục của Thông tư 09/2015/TT- BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ- TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Mẫu đơn như sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————–
ĐƠN ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN
VỀ KỸ THUẬT PHỐI GIỐNG NHÂN TẠO GIA SÚC
Kính gửi: Cục Chăn nuôi
Tên cơ sở: …..(ghi tên đầy đủ của cơ sở)
Giấy chứng nhận chức năng hoạt động (hoặc giấy phép):…..(ghi tên của giấy chứng nhận, ngày cấp, nơi cấp,…)
Địa chỉ: …..(Ghi địa chỉ của cơ sở, ghi rõ thôn/xóm, xã/phường/ thị trấn, quận/huyện/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố)
Điện thoại: ….; Fax: …….; Email: ….
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số … /…../TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định …./……./QĐ-TTg , đơn vị có chức năng và năng lực thực hiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc gửi hồ sơ kèm theo gồm:
– Bản sao chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) chức năng hoạt động hoặc được phép đào tạo, tập huấn (hoặc huấn luyện) trong lĩnh vực chăn nuôi;
– Chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn.
Kính đề nghị Cục Chăn nuôi xem xét, chỉ định là đơn vị đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc.
Chúng tôi cam kết thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư số …/…./TT-BNNPTNT ngày tháng năm …. của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
…, ngày … tháng…… năm….. (ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn)
GIÁM ĐỐC
(Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Quy định pháp luật về tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc:
Thông tư 09/2015/TT- BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ- TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc tại Điều 7 như sau:
Chỉ định các cơ sở tổ chức đào tạo, tập huấn
Cục Chăn nuôi là cơ quan đánh giá, lựa chọn và chỉ định các đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc.
Yêu cầu đối với các cơ sở tổ chức đào tạo, tập huấn
Các đơn vị được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu như sau: Có chức năng hoạt động hoặc được phép đào tạo, tập huấn (hoặc huấn luyện) trong lĩnh vực chăn nuôi và có chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn phù hợp:
Thời gian đào tạo, tập huấn tối thiểu là 21 ngày, trong đó thời gian học lý thuyết tối thiểu là 7 ngày và thời gian thực hành tối thiểu 14 ngày;
Tài liệu về lý thuyết gồm các nội dung: Giống và công tác giống gia súc trong chăn nuôi; Đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc; Giải phẫu cơ quan sinh sản gia súc; Phát hiện động dục và thời điểm phối giống thích hợp; Lý thuyết về phối giống nhân tạo gia súc và một số vấn đề cần chú ý trong phối giống nhân tạo gia súc; Phương pháp phát hiện phối giống có chửa; Phương pháp ghi chép quản lý phối giống nhân tạo gia súc; ngoài ra, nếu có thời gian có thể bổ sung các nội dung về quy trình chăn nuôi và các nội dung khác nhằm nâng cao năng suất sinh sản cho gia súc;
Thực hành gồm các nội dung: Kỹ năng sử dụng thiết bị, vật tư phối giống nhân tạo cho gia súc; Kỹ năng thực hành phối giống nhân tạo cho gia súc; ngoài ra, nếu có thời gian có thể bổ sung các nội dung phát hiện gia súc có chửa, khám thai và các nội dung khác có liên quan trong thực tế sinh sản gia súc tại các địa phương.
Trình tự chỉ định cơ sở đào tạo, tập huấn
Đơn vị có nhu cầu đăng ký để được chỉ định là đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Chăn nuôi.
Hồ sơ gồm:
– Đơn (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này) có chữ ký, tên của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu;
– Bản sao chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) chức năng hoạt động hoặc được phép đào tạo, tập huấn (hoặc huấn luyện) trong lĩnh vực chăn nuôi;
– Chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn.
Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Chăn nuôi tổ chức thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.
Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc sau khi có kết quả đánh giá đủ điều kiện, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định chỉ định và
4. Quy định về tiêu chuẩn phối giống nhân tạo gia súc:
Thông tư 09/2015/TT- BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ- TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định về các tiêu chuẩn về kỹ thuật phối giống gia súc như sau:
Tiêu chuẩn chất lượng liều tinh (Tại Điều 3 Thông tư này)
Tinh lợn: Thể tích một liều tinh: không nhỏ hơn 30ml để phối cho nái nội; không nhỏ hơn 50ml để phối cho nái lai và không nhỏ hơn 80ml để phối cho nái ngoại; số lượng tinh trùng trong một liều tinh: phối cho nái nội không dưới 1,0 tỷ; phối cho nái lai không dưới 1,5 tỷ và phối cho nái ngoại không dưới 2,0 tỷ; hoạt lực tinh trùng: Không nhỏ hơn 70%; có đầy đủ thông tin về giống lợn, số hiệu lợn đực, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên đơn vị sản xuất; thể tích liều tinh; số lượng tinh trùng và hoạt lực tinh trùng của liều tinh.
Tinh trâu, bò: đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tinh đông lạnh theo Tiêu chuẩn Quốc gia: Tinh bò sữa, bò thịt – Đánh giá chất lượng TCVN 8925:2012; trường hợp sử dụng tinh phân ly giới tính, các chỉ tiêu kỹ thuật phải đảm bảo theo công bố của nhà sản xuất.
Tiêu chuẩn chất lượng con giống (Tại Điều 4 Thông tư này)
Lợn đực giống: được sản xuất từ cơ sở giống lợn đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Giống vật nuôi; chất lượng đạt Tiêu chuẩn cơ sở công bố theo quy định hiện hành; có đầy đủ thông tin về tên giống, ngày tháng năm sinh và số hiệu của cá thể; tên giống và số hiệu bố, mẹ; tên giống và số hiệu ông, bà.
Trâu, bò đực giống: được sản xuất từ cơ sở giống trâu, bò đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Giống vật nuôi; chất lượng đạt Tiêu chuẩn cơ sở công bố theo quy định hiện hành; trường hợp tuyển chọn trong sản xuất phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp huyện đánh giá chất lượng và tuyển chọn đảm bảo yêu cầu của địa phương. Có đầy đủ thông tin về tên giống, ngày tháng năm sinh và số hiệu cá thể; tên giống và số hiệu bố, mẹ; tên giống và số hiệu ông, bà; trường hợp tuyển chọn trong sản xuất phải có đầy đủ thông tin về tên giống, tháng tuổi và số hiệu cá thể (sau khi tuyển chọn).
Gà, vịt và ngan giống bố mẹ hậu bị (trên 8 tuần tuổi): được sản xuất từ cơ sở giống gia cầm đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 19 Pháp lệnh Giống vật nuôi; chất lượng đạt Tiêu chuẩn cơ sở công bố theo quy định hiện hành và có đầy đủ thông tin về tên dòng, giống ông bà tạo ra đàn bố mẹ này.
Kỹ thuật chăn nuôi an toàn và xử lý chất thải chăn nuôi (Tại Điều 6 Thông tư này)
– Kỹ thuật chăn nuôi an toàn: hộ chăn nuôi thực hiện các yêu cầu về kỹ thuật chăn nuôi an toàn. Chuồng trại: có tường hoặc hàng rào đảm bảo ngăn không cho gia súc, gia cầm tự do ra khỏi chuồng nuôi hoặc vào nơi ở, sinh hoạt của người; có máng ăn, máng uống bằng vật liệu an toàn, dễ vệ sinh; có nơi thu gom, xử lý chất thải; ngoài ra, có các thiết bị chăn nuôi phù hợp đối tượng vật nuôi và mục đích chăn nuôi. Con giống: có nguồn gốc rõ ràng; đảm bảo khỏe mạnh.
Chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y: Thức ăn, nước uống trong chăn nuôi đảm bảo sạch và an toàn; không sử dụng thức ăn hoặc cho vào thức ăn chăn nuôi các hóa chất, kháng sinh trong Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Chuồng nuôi đảm bảo thông thoáng; máng ăn, máng uống và các thiết bị chăn nuôi được vệ sinh thường xuyên đảm bảo sạch sẽ.
Kết thúc mỗi đợt nuôi, thu gom toàn bộ chất thải, quét dọn, vệ sinh, làm sạch, tiêu độc toàn bộ dụng cụ, thiết bị chuồng nuôi và môi trường xung quanh; để trống chuồng tối thiểu 14 ngày đối với gia cầm và tối thiểu 7 ngày đối với lợn trước khi nuôi đàn mới.
Có biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải lỏng và chất độn chuồng đã qua sử dụng đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Tuân thủ tiêm phòng định kỳ và đột xuất cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định của pháp luật về thú y.
– Ghi chép sổ sách: Ghi chép hàng ngày về tiêu thụ thức ăn; thuốc thú y, vắc xin sử dụng; tình trạng sức khỏe đàn gia súc, gia cầm. Cập nhật theo dõi nguồn gốc con giống; ngày bắt đầu nuôi; ngày kết thúc; xuất bán sản phẩm.
– Kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi
Xử lý chất thải bằng công trình khí sinh học Biogas: Xây dựng công trình khí sinh học (Biogas) xử lý chất thải chăn nuôi theo các mẫu công trình khí sinh học được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật hoặc các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở khác theo quy định của pháp luật.
Xử lý chất thải bằng đệm lót sinh học: sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.