Đối với tình hình dịch căng thẳng hiện này thì riêng lực lượng, đội ngũ y bác sỹ trong ngành tham gia vào chữa trị phòng chống dịch bệnh thôi là chưa đủ. Khi cá nhân, công dân muốn tham gia vào công cuộc phòng chống dịch covid-19 thì cần viết đơn đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch COVID-19.
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch COVID-19 là gì?
Tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi ngành y phải hết sức nỗ lực thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch nhanh và hiệu quả. Vì vậy nộp đơn đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch là việc làm rất đáng trân trọng và thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
Vậy đơn đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch covid là mẫu văn bản của cá nhân khi muốn tham gia vào công cuộc phòng chống dịch -covid để góp công sức của mình dập tắt dịch sớm nhất để người dân sớm trở lại sinh hoạt đời sống bình thường, mẫu đơn được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để xin tham gia phòng chống dịch covid -19
Đơn đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch covid- 19 được cá nhân dùng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền vùng tâm dịch để để góp công sức của mình dập tắt dịch, giúp đỡ được phần nào đó cho đội ngũ y bác sỹ trong việc chữa trị cho những người mắc covid. Và cũng là sơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét và quyết định cho cá nhân có thể tham gia vào phòng chống dịch covid -19.
2. Đơn đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch COVID-19 mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN TÌNH NGUYỆN
THAM GIA HỖ TRỢ PHÒNG, CHÓNG DỊCH COVID-19
Kính gửi: – Ban Giám hiệu Trường …
– Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý sinh viên
Em tên là: …
Mã sinh viên: …
Khả năng giao tiếp về tiếng Anh:
Thành thạo … Có khả năng giao tiếp … Hạn chế …
Lý do tình nguyện tham gia chống dịch: …
Vì vậy, em viết đơn này xin phép được tình nguyện tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19. Kính mong Nhà trường, các thầy/cô cho phép và tạo điều kiện cho em tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19.
Em cam kết chịu trách nhiệm thực hiện các quy định, hướng dẫn phòng tránh dịch COVID-19 của Bộ Y tế và tuân thủ sự phân công, điều động của Nhà trường và cơ quan phòng chống dịch.
Xm trân trọng cảm ơn!
……., ngày …….tháng …….năm….
Người viết đơn
(ký ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký tình nguyện tham gia phòng chống dịch COVID-19 chi tiết nhất:
-Ghi cụ thể và rõ ràng thông tin của người tình nguyện tham gia và việc phòng chống dịch covid-19 như: họ và tên, ngày tháng năm sinh, mã số sinh viên, trình độ giao tiếp tiếng anh,…
-Ghi rõ lý do tình nguyện tham gia chống dịch.
-Người viết đơn ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số thông tin liên quan:
4.1. Áp dụng chế độ trong thời gian tình nguyện tham gia phòng, chống dịch COVID-19:
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp thì Chính phủ đồng ý áp dụng chế độ trong thời gian tình nguyện tham gia phòng, chống dịch COVID-19 đối với học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách. Cụ thể như sau:
– Về chế độ bồi dưỡng chống dịch:
+ Được hưởng 300.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021;
+ Được hưởng 200.000 đồng/người/ngày khi thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 16.
– Về chế độ hỗ trợ tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong thời gian phải ở lại nơi tình nguyện:
Được hưởng 120.000 đồng/người/ngày, gồm tiền ăn là 80.000 đồng (theo mức quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 16) và 40.000 đồng chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt (theo mức quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 16).
Trước đó, tại Nghị quyết 16 quy định chế độ với tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch COVID-19 như sau:
– Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch.
– Mức 80.000 đồng/người/ngày đối với tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.
Chính phủ đồng ý áp dụng chế độ trong thời gian tình nguyện tham gia phòng, chống dịch Covid-19 đối với học viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương ngân sách, như sau:
Tại Nghị quyết về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 (số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021) quy định:
– Về chế độ bồi dưỡng chống dịch, được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2, Điều 2 , Nghị quyết số 16/NQ-CP: Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với: Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch; người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc COVID-19, nghi mắc COVID-19 tại khu vực cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2 tại cơ sở y tế; người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh tại khu điều trị người mắc COVID-19.
– Chế độ phụ cấp chống dịch mức 200.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; bảo quản tử thi người bệnh; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; thu gom vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bảo vệ khu điều trị cách ly; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường tại cơ sở y tế để phục vụ cho phòng xét nghiệm SASR-CoV-2.
Về chế độ hỗ trợ tiền ăn và chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong thời gian phải ở lại nơi tình nguyện: Được hưởng 120.000 đồng/người/ngày, gồm tiền ăn là 80.000 đồng (theo mức quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 16/NQ-CP) và 40.000 đồng chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt (theo mức quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 16/NQ-CP). Số ngày hưởng tính theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo phân công của cấp có thẩm quyền, kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, Tết. Thời điểm áp dụng tính từ ngày 1/1/2021. Nguồn kinh phí thực hiện từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương.
Căn cứ yêu cầu phòng chống dịch, Bộ Y tế rà soát, quyết định bổ sung các đối tượng khác được ưu tiên tiêm vaccine theo quy định tại điểm i Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19.
Những người phải chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 tại cơ sở cách ly y tế tập trung theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 và Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ, tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc tại nơi lưu trú sau khi hoàn thành thời gian cách ly tập trung thì phải chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo yêu cầu phòng, chống dịch.
Giá dịch vụ tiêm vaccine phòng Covid-19 tự nguyện cho các đối tượng có nhu cầu thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 và
Chính phủ kêu gọi các tổ chức, cơ quan, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp và toàn thể nhân dân tích cực tham gia đóng góp cho Quỹ vaccine phòng chống Covid-19; cùng chung sức, đồng lòng huy động tổng hợp mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi chiến lược vaccine, góp phần sớm chiến thắng đại dịch Covid-19.
4.2. Xử phạt người làm lây lan dịch bệnh:
Trong đó, đáng phải kể đến đó là công tác hướng dẫn chi tiết quy định của pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý những hành vi làm lây lan dịch bệnh COVID-19. Tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ Luật hình sự quy định về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” như sau: người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm đối với hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Ngoài ra, ngày 30.3.2020, Hội đồng thẩm phán
Căn cứ vào các quy định và hướng dẫn trên cho thấy, người trở về từ vùng có dịch bệnh COVID-19 đã được thông báo cách ly (ban đầu là cách ly tại khu cách ly tập trung, sau đó cách ly tại nhà).
Tuy nhiên, nếu người trở về từ vùng dịch, không tuân thủ quy định về cách ly (tại nhà), tự do tiếp xúc với người khác, hậu quả làm lây COVID-19, có thể bị khởi tố về tội “Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ Luật hình sự.
Cơ sở pháp lý:
– Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021 về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành;
– Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19 do Chính phủ ban hành;
– Nghị quyết 48/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2021;
–