Khi tham gia mua cổ phần thì những tổ chức, cá nhân đó cần phải có đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật và cần phải làm đơn đăng ký tham gia mua cổ phần. Vậy mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần là gì?
Mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức có mong muốn tham gia mua cổ phần. Mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần nêu rõ thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia ( họ tên, số điện thoại, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, địa chỉ…), nội dung của đơn đăng ký tham gia mua cổ phần
Theo quy định của pháp luật thì vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
Căn cứ vào quy định trên, có thể hiểu cổ phần là đơn vị nhỏ nhất được chia từ vốn điều lệ. Những cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần gọi là các cổ đông. Giá trị mỗi cổ phần (mệnh giá cổ phần) do công ty quyết định và ghi vào cổ phiếu. Mệnh giá cổ phần có thể khác với giá chào bán cổ phần. Cổ phần là căn cứ pháp lý chứng minh tư cách cổ đông công ty bất kể họ có tham gia thành lập công ty hay không.
Mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần được dùng để đăng ký tham gia mua cổ phần khi các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chào bán cổ phần
2. Mẫu đơn đăng ký tham gia mua cổ phần:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————-
……., ngày…… tháng …. năm 201…..
ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA MUA CỔ PHẦN
(Đối với nhà đầu tư trong nước)
Kính gửi: ……(1)
Tên tổ chức, cá nhân tham gia:…..(2)
Địa chỉ:….(3)
Điện thoại:……. Fax: ……. E-mail:…. (4)
Số CMND / Số ĐKKD (đối với tổ chức):…. Cấp ngày:….. Cấp tại:….. (5)
Tên người được ủy quyền (nếu có): Số CMND / Hộ chiếu:……(6)
Số tài khoản tiền (nếu có): …… Chủ tài khoản:…. Ngân hàng:….. (7)
(Số tài khoản này sẽ được dùng để chuyển trả tiền cọc cho NĐT trong trường hợp không trúng giá)
Số tài khoản chứng khoán: Mở tại công ty chứng khoán
(Số tài khoản này dùng để lưu ký chứng khoán trong trường hợp nhà đầu tư trúng đấu giá và thanh toán. Trường hợp nhà đầu tư chưa có tài khoản chứng khoán, công ty chứng khoán là đại lý đấu giá có trách nhiệm mở tài khoản cho nhà đầu tư)
Số cổ phần đăng ký mua: Bằng chữ:…. (8)
Tổng số tiền đặt cọc: Bằng chữ:….. (9)
Sau khi nghiên cứu hồ sơ bán đấu giá cổ phần của…..
Tôi/chúng tôi tự nguyện tham dự cuộc đấu giá do Quý Sở tổ chức và cam kết thực hiện nghiêm túc quy định về đấu giá và kết quả đấu giá do Quý Sở công bố.
Nếu vi phạm, tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VIẾT ĐƠN
Chữ ký, họ tên, đóng dấu (nếu có)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên nơi tiếp nhận đơn
(2): Điền tên tổ chức, cá nhân tham gia
(3): Điền địa chỉ của tổ chức, tham gia
(4): Điền số điện thoại/ fax/email
(5): Điền số chứng minh nhân dân/ đăng ký kinh doanh( đối với tổ chức)
(6): Điền tên người được uỷ quyền( nếu có), số chứng minh nhân dân/ hộ chiếu
(7): Điền số tài khoản, tên chủ tài khoản, ngân hàng
(8): Điền số cổ phần đăng ký mua
(9): Điền tổ số tiền đặt cọc
4. Quy định về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp:
– Cơ sở pháp lý:
* Trình tự thực hiện đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Nộp hồ sơ
Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo hướng dẫn ở trên tại Bộ phận một cửa – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh (thành phố) nếu tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nằm ngoài Khu công nghiệp, khu chế xuất. Trường hợp tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nằm trong Khu công nghiệp, khu chế xuất nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Ban quản lý khu công nghiệp khu chế xuất.
Khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ một cửa sẽ in giấy biên nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.
– Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ cho Nhà đầu tư; nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyên viên tiếp nhận/hướng dẫn giải thích để nhà đầu tư bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
– Bước 3: Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu nhà đầu tư đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ra thông báo chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thủ tục thay đổi thành viên theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
– Bước 4: Nhận kết quả
Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhà đầu tư nước ngoài được miễn lệ phí nhà nước.
Đến ngày hẹn, Nhà đầu tư hoặc người được nhà đầu tư mang giấy hẹn và giấy tờ chứng thực cá nhân đến nhận kết quả tại Bộ phận một cửa.
* Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp ( Điều 17
– Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
+ Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
+ Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
– Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
+ Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
– Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
+ Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
+ Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
+ Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Như vậy có thể thấy, pháp luật đã quy định rất rõ và cụ thể về góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp. Theo đó, mua cổ phần là một trong những hình thức mà các nhà đầu tư có thể đầu tư vào các tổ chức kinh tế, nhằm thu lại những khoản lợi ích nhất định. Tuy nhiên, khi đăng ký tham gia mua cổ phần thì các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ những trình tự, thủ tục và phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật.