Chứng chỉ thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc sau một thời gian cấp phải tái kiểm tra để đảm bảo duy trì được các tiêu chuẩn theo quy định. Vậy đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng thí nghiệm trình bày như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc:
- 4 4. Các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc:
1. Đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc là gì?
Đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc là văn bản hành chính do cá nhân công ty, cơ sở kiểm nghiệm lập ra gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được kiểm tra lại việc thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc theo quy định của pháp luật. Đơn bao gồm thông tin của công ty, cơ sở kiểm nghiệm, nội dung đề nghị tái kiểm tra và những tài liệu liên quan đến việc tái kiểm tra thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc. Đơn trình bày theo mẫu 02 GLP được quy định trong thông tư số 08/2020/TT-BYT.
Đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc được sử dụng để bày tỏ nguyện vọng, văn bản do cơ sở kiểm nghiệm lập ra gửi tới Cục quản lý Dược – Bộ y tế đưa ra các thông tin của mình và mong muốn được tái kiểm tra thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc và được cấp mới giấy chứng nhận thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc
2. Mẫu đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc:
Mẫu 02 – Đơn đăng ký tái kiểm tra
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày … tháng … năm 20..
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ VIỆC DUY TRÌ ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN THỰC HÀNH TỐT PHÒNG THÍ NGHIỆM
Kính gửi: (1)
Tên cơ sở:
Địa chỉ công ty/cơ sở kiểm nghiệm:
Điện thoại/fax/email:
Thực hiện Thông tư số 04/2018/TT-BYT ngày 09/02/2018 của Bộ Y tế quy định về Thực hành tốt phòng thí nghiệm và hướng dẫn việc triển khai, áp dụng, sau khi tiến hành tự thanh tra và đánh giá đạt yêu cầu; cơ sở chúng tôi xin đăng ký với Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) tái kiểm tra GLP vào bất kỳ thời gian nào và cam kết khắc phục kịp thời những tồn tại ghi trong biên bản kiểm tra
Chúng tôi xin gửi kèm bản đăng ký này các tài liệu sau đây:
1. Báo cáo tóm tắt hoạt động của cơ sở trong 03 năm qua;
2. Báo cáo khắc phục các tồn tại trong kiểm tra lần trước;
3. Bản cập nhật của hồ sơ tổng thể (nếu có thay đổi).
Phụ trách cơ sở kiểm nghiệm
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc:
Đơn đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt bảo quản thuốc là biểu mẫu đơn từ hành chính vì thế các cá nhân khi viết phải trình bày khoa học, rõ ràng, có nội dung quốc hiệu và tiêu ngữ đầy đủ.
(1) Gửi đến Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế
Công ty, cơ sở kiểm nghiệm lập đơn phải điền đầy đủ các thông tin của mình và các tài liệu cần thiết quy định trong mẫu.
4. Các quy định của pháp luật liên quan đến đăng ký tái kiểm tra thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc:
Hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GLP, bao gồm:
Cơ sở thử nghiệm nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GLP kèm phí thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về phí thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện kiểm nghiệm thuốc đến Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế
Đơn đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GLP theo Mẫu số 02
Tài liệu kỹ thuật cập nhật về Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở thử nghiệm (nếu có thay đổi);
Báo cáo tóm tắt về hoạt động thử nghiệm của cơ sở thử nghiệm trong thời gian 03 năm gần nhất tính từ thời điểm đánh giá liền trước (không bao gồm các đợt đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế) đến ngày đề nghị đánh giá định kỳ.
Trình tự đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt phòng thí nghiệm
Bước 1: Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phạm vi thử nghiệm gửi hồ sơ về Cục Quản lý dược – Bộ Y tế
Thời gian định kỳ đánh giá việc duy trì đáp ứng GLP tại cơ sở thử nghiệm (bao gồm cả cơ sở thử nghiệm không vì Mục đích thương mại) là 03 năm, kể từ ngày kết thúc lần đánh giá liền trước (không bao gồm các đợt đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế).
Trường hợp cơ sở chỉ kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc, việc đánh giá định kỳ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế về Thực hành tốt thử thuốc trên lâm sàng.
Tháng 11 hằng năm, Cục Quản lý Dược công bố trên Trang Thông tin điện tử của mình kế hoạch đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GLP của các cơ sở thử nghiệm trong năm kế tiếp.
Căn cứ vào kế hoạch đánh giá định kỳ do Cục Quản lý Dược công bố, cơ sở thử nghiệm nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ về Cục Quản lý Dược trong thời gian tối thiểu 30 ngày, trước thời điểm đánh giá theo kế hoạch đã được Cục Quản lý Dược công bố.
Ví dụ: Thời điểm dự kiến đánh giá định kỳ tại cơ sở thử nghiệm A là ngày 28 tháng 8 năm 2020 thì cơ sở thử nghiệm A phải nộp hồ sơ đề nghị đánh giá về Cục Quản lý Dược trước ngày 28 tháng 7 năm 2020.
Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, Cục Quản lý dược xử lý hồ sơ
Trường hợp cơ sở thử nghiệm không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ theo thời hạn quy định tối thiểu 30 ngày, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đến thời điểm đánh giá định kỳ, Cục Quản lý Dược ban hành văn bản yêu cầu cơ sở thử nghiệm phải nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ.
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày đến hạn nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ, nếu sau thời hạn này, cơ sở thử nghiệm không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ, Cục Quản lý Dược tiến hành đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra việc duy trì đáp ứng GLP của cơ sở
Sau khi nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GLP theo thời gian quy định, cơ sở thử nghiệm được tiếp tục hoạt động thử nghiệm theo phạm vi quy định tại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược hoặc Giấy chứng nhận GLP đối với cơ sở thử nghiệm không vì Mục đích thương mại, kể từ ngày nộp hồ sơ cho đến khi có kết quả đánh giá định kỳ.
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Quản lý dược thành lập Đoàn đánh giá,
Bước 4: Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, Mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá dự kiến tại cơ sở thử nghiệm;
Bước 5: Cơ sở thử nghiệm trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GLP hoặc nội dung cụ thể khác của đợt đánh giá;
Bước 6: Đoàn đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GLP tại cơ sở thử nghiệm theo từng nội dung cụ thể.
Trong quá trình đánh giá, cơ sở thử nghiệm phải tiến hành hoạt động kiểm nghiệm thực tế.
Bước 7: Đoàn đánh giá họp với cơ sở thử nghiệm để thông báo về tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá (nếu có); đánh giá mức độ của từng tồn tại; thảo luận với cơ sở thử nghiệm trong trường hợp cơ sở thử nghiệm không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại; đánh giá về mức độ đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GLP của cơ sở thử nghiệm;
Bước 8: Lập và ký biên bản đánh giá:
Biên bản đánh giá được Lãnh đạo cơ sở thử nghiệm cùng Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận; biên bản đánh giá phải thể hiện được thành Phần Đoàn đánh giá, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá, vấn đề chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở thử nghiệm liên quan đến việc đánh giá đáp ứng GLP (nếu có). Biên bản được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở thử nghiệm, 02 bản lưu tại Cục Quản lý Dược.
Bước 9: Hoàn thiện Báo cáo đánh giá
Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá GLP theo Mẫu số 03 tại Phụ lục V kèm theo Thông tư 08/2020/TT-BYT, liệt kê và phân tích, phân loại mức độ tồn tại mà cơ sở thử nghiệm cần khắc phục, sửa chữa, đối chiếu Điều Khoản quy định tương ứng của văn bản pháp luật, đánh giá mức độ tuân thủ GLP của cơ sở thử nghiệm. Phân loại mức độ tồn tại và đánh giá mức độ tuân thủ GLP của cơ sở thử nghiệm theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.
Gửi Báo cáo đánh giá GLP cho cơ sở thử nghiệm
Đánh giá mức độ tuân thủ GLP:
Việc đánh giá mức độ tuân thủ GLP của cơ sở thử nghiệm theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 08/2020/TT-BYT, gồm các mức độ sau đây:
– Cơ sở thử nghiệm tuân thủ GLP ở mức độ 1;
– Cơ sở thử nghiệm tuân thủ GLP ở mức độ 2;
– Cơ sở thử nghiệm tuân thủ GLP ở mức độ 3.
Cách thực hiện:
Qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Cục Quản lý dược
Thời hạn giải quyết:
30 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan thực hiện:
Cục Quản lý Dược