Đơn đăng ký rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu được lập ra để kiềm tra chất lượng phân bón nhập khẩu. Vậy, mẫu đơn đăng ký rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đăng ký rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đăng ký rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu:
- 4 4. Một số quy định của pháp luật về soát cuối kỳ biện pháp tự vệ và sản phẩm phân bón nhập khẩu:
1. Đơn đăng ký rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản phân bón là những chất được sử dụng bón vào đất nhằm cung cấp dinh dưỡng cho đất, cây trồng giúp cây trồng phát triển cân đối, khỏe mạnh, cho năng suất. Nhà nước ta đã và đang tiến hành rà soát và đánh giá tác động của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu là một hình thức quản lý của nhà nước đối với hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam. Mẫu đơn đăng ký rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu được lập ra và có vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Mẫu đơn đăng ký rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu là mẫu đơn được lập ra để đăng ký về việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu. Mẫu nêu rõ nội dung đăng ký, thông tin người đăng ký, thông tin cơ quan có thẩm quyền rà soát,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản, người nộp đơn phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu để xác nhận lại nội dung của biên bản.
2. Mẫu đơn đăng ký rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu:
BỘ CÔNG THƯƠNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày…tháng…năm…
ĐƠN ĐĂNG KÝ BÊN LIÊN QUAN
VỤ VIỆC RÀ SOÁT CUỐI KỲ BIỆN PHÁP TỰ VỆ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PHÂN BÓN DAP, MAP NHẬP KHẨU (MÃ VỤ VIỆC ER01.SG06)
Kính gửi: Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương
Tên tôi là:………
Chức danh: …………
Công ty, đơn vị: ………
Đối tượng: ………
Địa chỉ: ………
Điện thoại: ………
Fax: ………
Email: …………
đăng ký tham gia là bên liên quan của vụ việc rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ với phân bón DAP, MAP nêu trên (mã số vụ việc: ER01.SG06), đề nghị Cơ quan điều tra xem xét chấp thuận tư cách bên liên quan của tôi.
Tôi không có đại diện pháp lý
hoặc
Tôi có đại diện pháp lý2 là: ………
Địa chỉ: ………
Người nộp đơn
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký rà soát cuối kỳ biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón nhập khẩu:
(1) Đề nghị nêu rõ theo quy định tại Khoản 1 Điều 74 của Luật Quản lý ngoại thương (ví dụ, Bên yêu cầu, bên bị yêu cầu, nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu nước ngoài….)
(2) Trong trường hợp đăng ký có
4. Một số quy định của pháp luật về soát cuối kỳ biện pháp tự vệ và sản phẩm phân bón nhập khẩu:
Phân bón là các thành phần dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao năng suất. Là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng…
Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ) và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.
4.1. Quy định về Rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ:
Theo Điều 69 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1. Chậm nhất 09 tháng trước ngày quyết định áp dụng biện pháp tự vệ hết hiệu lực, Cơ quan điều tra thông báo về việc nhận Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo của Cơ quan điều tra, tổ chức, cá nhân có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ.
2. Việc rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm các nội dung sau:
a) Xác định mức độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
b) Đánh giá tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
c) Những điều chỉnh của ngành sản xuất trong nước kể từ khi biện pháp tự vệ được áp dụng;
d) Khả năng ngành sản xuất trong nước bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng nếu chấm dứt việc áp dụng biện pháp tự vệ.
3. Nội dung quyết định về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp tự vệ bao gồm:
a) Gia hạn hoặc không gia hạn việc áp dụng biện pháp tự vệ;
b) Điều chỉnh mức độ áp dụng biện pháp tự vệ;
c) Điều chỉnh phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.”
4.2. Nhập khẩu phân bón:
Theo Điều 27 Nghị định 108/2017/NĐ-CP quy định nội dung như sau:
“1.Tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu thì không cần giấy phép nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2.Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận phải có Giấy phép nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;
đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;
g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.
3.Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón ngoài các giấy tờ, tài liệu theo quy định về nhập khẩu hàng hóa thì phải nộp cho cơ quan Hải quan Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Nghị định này; Giấy phép nhập khẩu phân bón (nộp trực tiếp hoặc thông qua Hệ thống Một cửa quốc gia) đối với trường hợp quy định khoản 2 Điều này.
4.Trường hợp ủy quyền nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhận ủy quyền phải xuất trình
4.3. Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu:
Thành phần hồ sơ:
– Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu;
– Bản sao các giấy tờ sau:
+ Danh mục hàng hoá kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng;
+ Hoá đơn hàng hoá;
+ Vận đơn (đối với trường hợp hàng hoá nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt)
Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới Cục Bảo vệ thực vật.
– Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
– Bước 3: Thẩm định hồ sơ: Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước tiến hành lấy mẫu theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 4: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng: Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu.
– Bước 5: Thông báo kết quả kiểm tra: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân.
Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ khi lấy mẫu kiểm tra).
Kết quả thực hiện: Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu.