Để thực hiện việc nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết này hướng dẫn bạn đọc soạn thảo đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh:
- 4 4. Thủ tục đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh:
- 5 5. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm:
1. Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh là gì?
Theo quy định tại Điều 4
– Sách in;
– Sách chữ nổi;
– Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp;
– Các loại lịch;
– Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách.
Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh là văn bản do người có có mong muốn nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh lập ra nhằm đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm, tạo điều kiện để họ có thể thực hiện các thủ tục liên quan đến kinh doanh xuất bản phẩm sau này.
Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được lập ra là cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh cho doanh nghiệp để họ có thể nhập khẩu xuất bản phẩm về nước thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.
2. Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh:
Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được ban hành kèm Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do- Hạnh phúc
…… , ngày…….. tháng……… năm……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
Kính gửi:…………. (3)
– Tên tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép:……..
– Trụ sở (địa chỉ):……… Số điện thoại:…….
– Căn cứ vào nhu cầu sử dụng xuất bản phẩm nước ngoài,…….. ghi tên tổ chức, cá nhân) đề nghị được cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm, gồm:
1. Tổng số tên xuất bản phẩm:……..
2. Tổng số bản:……
3. Tổng số băng, đĩa, cassette:………..
4. Từ nước (xuất xứ):…….
5. Tên nhà cung cấp/Nhà xuất bản: (4)…….
6. Cửa khẩu nhập: (5)……….
Kèm theo đơn này là 03 bản danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu.
Tổ chức/cá nhân……… xin cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật xuất bản,
Đề nghị Cục Xuất bản, In và Phát hành/ Sở ……… xem xét, cấp giấy phép.
Người đại diện theo pháp luật
(ký tên, ghi rõ họ và tên, đóng dấu nếu là tổ chức)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh:
(1) Trường hợp cơ quan, công ty bạn có cơ quan, công ty chủ quản thì bạn cần điền vào mục này, nếu không thì có thể bỏ qua.
(2) Điền rõ tên tổ chức, cá nhân đề nghị đăng ký cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh
(3) Ghi tên cơ quan tiếp nhận đơn như sau:
– Đối với cơ quan, tổ chức ở Trung ương, tổ chức nước ngoài có trụ sở tại thành phố Hà Nội đứng tên trên đơn đề nghị thì ghi Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở thành phố Hà Nội;
– Đối với cơ quan, tổ chức khác và cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài đứng tên trên đơn đề nghị thì ghi Sở nơi đặt trụ sở hoặc nơi có cửa khẩu mà xuất bản phẩm được nhập khẩu.
(4) Điền rõ tên nhà cung cấp (nhà sản xuất) (có thể ghi rõ thêm địa chỉ nhà cung cấp)
(5) Hiện nay nước ta có khá nhiều cửa khẩu nhập, có thể bằng đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không và mỗi loại có đa dạng các cửa khẩu nhập khác nhau nên bạn có thể tham khảo cửa khẩu gần địa chỉ cơ quan, công ty của bạn nhất để tiện cho việc vận chuyển.
Ngoài ra, bạn cũng cần điền đầy đủ thông tin liên quan như họ và tên của bạn/của cơ quan, công ty, địa chỉ nơi ở hoặc địa chỉ trụ sở, số điện thoại liên hệ.
4. Thủ tục đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
– Để đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh, bạn cần soạn thảo mẫu theo như hướng dẫn phía trên và chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh, gồm:
+ Đơn đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm;
+ Ba (03) bản danh mục xuất bản phẩm đăng ký nhập khẩu.
– Hồ sơ đăng ký nhập khẩu xuất bản phẩm để kinh doanh được nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu chính hoặc nộp trực tuyến theo hướng dẫn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia đến Cục Xuất bản, In và Phát hành.
– Trường hợp có sự thay đổi thông tin trong danh mục xuất bản phẩm nhập khẩu đã được xác nhận đăng ký, cơ sở kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm phải có văn bản báo cáo về nội dung thông tin thay đổi, đồng thời đăng ký những thông tin mới (nếu có) với Cục Xuất bản, In và Phát hành để xác nhận đăng ký bổ sung.
Trường hợp nhập khẩu qua mạng Internet thì phải lập danh mục xuất bản phẩm đã được nhập khẩu và đăng ký với Bộ Thông tin và Truyền thông chậm nhất 10 ngày trước khi phát hành, kèm theo bản sao
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
– Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp được một (01) bản xuất bản phẩm để tổ chức thẩm định nội dung làm cơ sở cho việc quyết định cấp giấy phép nhập khẩu, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở cấp giấy phép nhập khẩu một (01) bản/tên xuất bản phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp để thẩm định nội dung.
Trường hợp cần thiết, Cục Xuất bản, In và Phát hành, Sở cấp giấy phép nhập khẩu bổ sung với số lượng xuất bản phẩm tối thiểu đủ để thẩm định nội dung.
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được xuất bản phẩm nhập khẩu để thẩm định nội dung, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải thành lập hội đồng thẩm định. Thành phần hội đồng, số lượng thành viên hội đồng và việc mời chuyên gia tham gia hội đồng thẩm định do Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Giám đốc Sở quyết định.
– Thời gian thẩm định đối với từng xuất bản phẩm không quá 10 ngày, kể từ ngày hội đồng thẩm định được thành lập. Kết quả thẩm định được lập thành văn bản, trong đó xác định rõ nội dung xuất bản phẩm có hoặc không vi phạm Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định nội dung xuất bản phẩm nhập khẩu, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở xem xét kết quả thẩm định để cấp giấy phép nhập khẩu; trường hợp không cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do, trong đó có yêu cầu tổ chức, cá nhân phải tái xuất hoặc tiêu hủy xuất bản phẩm đã cấp giấy phép nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm:
– Có một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải thường trú tại Việt Nam, có văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
– Có đội ngũ nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách trong trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách.
– Văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành cấp cho người đứng đầu cơ sở nhập khẩu xuất bản phẩm phải là bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành phát hành xuất bản phẩm.
+ Trường hợp người đứng đầu cơ sở hoạt động kinh doanh nhập khẩu xuất bản phẩm tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác, phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
+ Trường hợp kinh doanh nhập khẩu sách, cần phải có ít nhất năm nhân viên đủ năng lực thẩm định nội dung sách, cụ thể: Phải có thâm niên công tác trong hoạt động xuất bản ở Việt nam từ 5 năm trở lên, có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành khác nhưng có trình độ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu thẩm định nội dung sách nhập khẩu và có giấy chứng nhận bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ phát hành xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.