Các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động nhập khẩu phải có đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy, Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản (15.NT) mới nhất.
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản là gì?
Tại Khoản 2 Điều 36 Luật Thủy sản năm 2017 quy định như sau: Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không thuộc danh mục quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, đối với những sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản từ nước ngoài mà những sản phẩm này có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản có tính mới, không nằm trong danh mục cấm sử dụng hay được phép sử dụng tại Việt Nam và việc nhập khẩu này nhằm mục đích khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thì cần phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó chính là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chỉ khi được cơ quan này cấp phép thì các cơ quan, tổ chức mới được thực hiện hoạt động nhập khẩu sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đó.
Hoạt động nhập khẩu trên cần phải có sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vì khác với những sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần thuộc danh mục được phép sử dụng thì hoạt động nhập khẩu sẽ được diễn ra bình thường; hay những sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có thành phần nói chung thuộc danh mục những chất cấm sử dụng thì đương nhiên không được nhập khẩu hoặc việc nhập khẩu phải tuân theo những quy trình khác. Đối với những chất mới, thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải tiến hành kiểm tra, vì các sản phẩm này là có thể gây ra tác động trực tiếp đến thủy sản, môi trường nuôi trồng thủy sản và con người.
Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển lãm/để nghiên cứu chính là văn bản do các cá nhân, tổ chức muốn nhập khẩu những sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản từ nước ngoài có thành phần, hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật,… không nằm trong danh sách cấm và cũng không nằm trong danh sách được sử dụng tại Việt Nam lập nhằm đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép thực hiện hoạt động nhập khẩu vì mục đích trưng bày, triển lãm hoặc để làm nghiên cứu.
Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển lãm/để nghiên cứu được sử dụng để cá nhân, tổ chức thể hiện mong muốn cũng như để cung cấp các thông tin cần thiết gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đây cũng chính là một trong các căn cứ để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng ý cấp phép nhập khẩu.
2. Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (mẫu 15.NT):
Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển lãm/để nghiên cứu được quy định trong Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ- CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản. Mẫu đơn đăng ký như sau:
Mẫu 15.NT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
——-
Số: ……… (1)
……, ngày … tháng … năm ….… (2)
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU
Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển lãm/để nghiên cứu*
Kính gửi: ………… (3)
Tên cơ sở: ……… (4)
Địa chỉ: …………(5)
Số điện thoại: ……….. Số fax: ………. Email: ………
1. Đề nghị nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản sau đây để giới thiệu hội chợ, triển lãm (hoặc nghiên cứu)(*):
TT | Tên sản phẩm | Khối lượng | Bản chất, công dụng | Dạng, màu | Quy cách bao gói | Hãng, nước sản xuất |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
… |
2. Thời gian nhập: ……… (6)
3. Cửa khẩu nhập: ……………(7)
4. Thời gian, địa điểm trưng bày tại hội chợ, triển lãm (hoặc nghiên cứu)(*): ………
5. Phương án xử lý mẫu sau hội chợ, triển lãm (hoặc nghiên cứu) (*): …………
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu 15.NT chi tiết:
(*): Ghi rõ một mục đích đăng ký (trưng bày tại hội chợ, triển lãm hoặc nghiên cứu)
(1) Ghi số hiệu văn bản
(2) Ghi địa điểm, ngày tháng năm lập đơn
(3) Ghi Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(4) Ghi tên cơ sở đề nghị nhập khẩu
(5) Ghi địa chỉ của cơ sở, ghi rõ số nhà, xã/phường, quận/huyện/thị xã, tỉnh, thành phố
(6) Ghi thời gian dự kiến nhập khẩu
(7) Ghi cửa khẩu dự kiến tiến hành nhập khẩu
4. Hoạt động đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:
Khi có mong muốn nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản để trưng bày tại hội chợ, triển lãm/để nghiên cứu thuộc trường hợp phải được cấp phép, thì cơ sở phải tiến hành lập hồ sơ đăng ký thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 26/2019/NĐ- CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản thì hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm: đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu đã cung cấp ở phần trên; ngoài tra, đối với trường hợp nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thì cần phải có Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam còn trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu thì hồ sơ phải có Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ.
Hồ sơ này sẽ được nộp lên Tổng cục Thủy sản để các cơ sở này tiến hành xem xét, cấp phép cho hoạt động nhập khẩu.
Theo quy định của Luật Thủy sản, thì cơ sở nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có nơi bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại; đồng thời phải có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài.
Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ tiến hành kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, độ nguyên vẹn của thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; kiểm tra dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy nếu có. Các chủ thể này cũng cần thực hiện biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm duy trì chất lượng sản phẩm.
* Cơ sở pháp lý:
– Luật Thủy sản năm 2017
– Nghị định số 26/2019/NĐ- CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.