Hiện nay, việc đăng ký lần đầu giống, phôi gia súc đang được nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Vậy, Mẫu đơn đăng ký lần đầu nhập khẩu giống, phôi gia súc có nội dung, hình thức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu lần đầu giống, phôi gia súc là gì?
Mẫu đơn đăng ký lần đầu giống, phôi gia súc là mẫu đơn do cá nhân, tổ chức đăng ký nhập khẩu lần đầu giống, phôi gia súc gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Cục chăn nuôi). Mẫu đơn dăng ký lần đầu nhập khẩu giống, phôi gia súc nêu rõ các thông tin về chủ thể đăng ký ( họ tên, địa chỉ, số lượng nhập khẩu, nước nhập khẩu, thời gian nhập khẩu, cam kết ) của người làm đơn
Mẫu đơn đăng ký lần đầu nhập khẩu giống, phôi gia súc được dùng để để ghi chép về việc đăng ký nhập khẩu lần đầu giống, phôi giống gia súc. Mẫu đơn đăng ký lần đầu nhập khẩu giống, gia súc là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá, cũng như tạo điều kiện trong việc quản lý giống, phôi gia súc nhập khẩu
2. Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu lần đầu giống, phôi gia súc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…………, ngày…… tháng…… năm……
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU LẦN ĐẦU ĐỰC GIỐNG, TINH, PHÔI GIỐNG GIA SÚC
Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi)
1Tên tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc: (1)
2. Địa chỉ: (2)
3. Điện thoại: ……….; Fax: …………; Email: (3)
4. Mục đích nhập khẩu: (4)
5. Số lượng, khối lượng, hiện trạng đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch của đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu). (5)
6. Nước xuất khẩu: (6)
7. Thời gian nhập khẩu: (7)
8. Cửa khẩu nhập khẩu:(8)
9. Cam kết:
Tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu……………………………….cam kết thực hiện đúng pháp luật về chăn nuôi, pháp luật về thú y và các quy định hiện hành khác có liên quan.
Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) xem xét giải quyết./
Tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu
(Họ tên, chữ ký và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc
(2): Điền địa chỉ của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc
(3): Điền điện thoại/ fax/ email
(4): Điền mục đích nhập khẩu
(5): Điền số lượng, khối lượng, hiện trạng đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu
(6): Điền tên nước nhập khẩu
(7): Điền tên nước nhập khẩu
(8): Điền cửa khẩu nhập khẩu
4. Quy định về trình tự, thủ tục nhập khẩu lần đầu giống, phôi giống gia súc:
* Thành phần hồ sơ nhập khẩu lần đầu đối với đực giống, tinh, phôi giống gia súc ( Điều 5 Thông tư 22/2019/TT- BNNPTNT)
– Đơn đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
– Lý lịch đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng (văn bản là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).
* Trình tự thực hiện:
– Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi).
– Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) kiểm tra, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) trả lời bằng văn bản, trường hợp từ chối phải phải nêu rõ lý do.
* Thành phần, số lượng hồ sơ
Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đăng ký nhập khẩu đực giống, tinh, phôi giống gia súc (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của
– Lý lịch đực giống, tinh, phôi giống gia súc nhập khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của
– Văn bản của cơ quan có thẩm quyền hoặc tổ chức được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu ủy quyền xác nhận về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng giống, mục đích sử dụng (văn bản là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).
* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 18 ngày làm việc.
– Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.
– Thẩm định hồ sơ: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
* Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
– Tổ chức.
– Cá nhân.
– Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi).
– Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không.
* Yêu cầu đối với giống vật nuôi và sản phẩm giống vật nuôi lưu thông trên thị trường ( Điều 8
– Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng.
– Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng.
– Đáp ứng yêu cầu kiểm dịch theo quy định của pháp luật về thú y.
* Chính sách của Nhà nước về chăn nuôi ( Điều 4
– Nhà nước đầu tư cho các hoạt động sau đây:
+ Thống kê, điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu chăn nuôi, đánh giá tiềm năng và hoạt động chăn nuôi theo định kỳ 05 năm và hằng năm; xây dựng chiến lược phát triển chăn nuôi; dự báo thị trường, dự trữ sản phẩm chăn nuôi phù hợp với từng thời kỳ; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong chăn nuôi;
+ Bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm và giống vật nuôi bản địa.
– Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
+ Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới tạo ra sản phẩm có tính đột phá trong chăn nuôi; nhập khẩu và nuôi giữ giống gốc;
+ Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học; xử lý môi trường chăn nuôi; phát triển các mô hình thực hành chăn nuôi tốt; di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi;
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nghề trong hoạt động chăn nuôi, khuyến nông chăn nuôi, trong đó ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và vùng đặc biệt khó khăn;
+ Xây dựng và phát triển sản phẩm chăn nuôi quốc gia, sản phẩm chăn nuôi chủ lực, sản phẩm chăn nuôi hữu cơ; xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi quốc gia; xây dựng cơ sở giết mổ tập trung, chợ đầu mối, cơ sở đấu giá để quảng bá, tiêu thụ giống và sản phẩm chăn nuôi; xúc tiến thương mại và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi;
+ Hỗ trợ thiệt hại về chăn nuôi, phục hồi giống vật nuôi sau thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
– Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây:
+ Tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, theo chuỗi giá trị; phát huy tối đa vai trò của doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, hợp tác xã trong xây dựng chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi;
+ Đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong giết mổ, chế biến, bảo quản sản phẩm chăn nuôi, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi để làm phân bón và mục đích khác;
+Đầu tư hoạt động bảo hiểm vật nuôi; nâng cao năng lực hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
Nhà nước đã có những chính sách đầu tư về chăn nuôi, trong đó bao gồm cả nhập khẩu những loại giống, phôi gia súc nhằm làm phong phú thêm nguồn gen cho nguồn giống, phôi gia súc của Việt Nam , khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động được pháp luật quy định như: Tổ chức chăn nuôi theo quy mô trang trại, đầu tư công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong giết mổ…
* Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi ( Điều 12 Luật chăn nuôi 2018)
– Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
– Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
– Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
– Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
– Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
– Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
– Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
– Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
– Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
– Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
– Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
– Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
– Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.