Muốn đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải làm đơn và gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết sẽ tìm hiểu về đơn đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn và hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn này.
Tải về và hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Đơn đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
Đơn đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn là văn bản mà người thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn lập ra để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của công ty trách nhiệm hữu hạn. Hiện nay có hai hình thức công ty trách nhiệm hữu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,
Đơn đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn được soạn thảo nhằm để gửi đến cơ quan có thẩm quyền và đề nghị cơ quan này ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của công ty trách nhiệm hữu hạn.
2. Mẫu đơn đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
—————————–
ĐƠN ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HAN
MỘT THÀNH VIÊN
Kính gửi:….
Tên chủ sở hữu: (ghi bằng chữ in hoa) …….
Quyết định thành lập / cho phép của …….
Số: ……… Ngày: ……
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp) số: ……………..
Do: ………… Cấp ngày: ………/………./……..
Địa chỉ trụ sở chính: ……
Điện thoại:………… Fax: ……….
Email:……..Website: ……
Đăng ký kinh doanh công ty TNHH một thành viên với nội dung sau:
1. Tên công ty: (ghi bằng chữ in hoa) …….
Tên giao dịch: ……….
Tên viết tắt: ……..
Mô hình tổ chức công ty (Hội đồng quản trị, chủ tịch công ty): ………..
2. Họ tên người đại diện theo pháp luật của công ty: ………
Nam/Nữ ………..
Chức danh: ……….
Sinh ngày: ………./………./………. Dân tộc: ………….Quốc tịch: ………….
Chứng minh nhân dân (hoặc Hộ chiếu) số: ………..
Ngày cấp: ………/………../………… Nơi cấp: …..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại: ……..
3. Địa chỉ trụ sở chính: …….
Điện thoại: ……….. Fax: ………..
Email: ……Website: ……
4. Ngành, nghề kinh doanh: ……
5. Vốn điều lệ: ……….
6. Tên, địa chỉ chi nhánh: ………
7. Tên, địa chỉ văn phòng đại diện: ……
Chủ sở hữu cam kết:
– Trụ sở chính thuộc quyền sở hữu/ quyền sử dụng hợp pháp của công ty;
– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.
Kèm theo đơn:
– …..
– ….
………., ngày…tháng…năm….
Đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký kinh doanh công ty trách nhiệm hữu hạn và một số lưu ý:
Thứ nhất, bạn có thể điền nơi gửi và gửi đơn đến một trong các cơ quan dưới đây tương ứng với nhiệm vụ của mỗi cơ quan theo quy định như sau:
– Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (tỉnh…). Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh. Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có thể thành lập thêm một hoặc hai Phòng Đăng ký kinh doanh và được đánh số theo thứ tự. Việc thành lập thêm Phòng Đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
+ Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cục thuế địa phương, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của
+ Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
+ Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 7 Nghị định này.
+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định này.
+ Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
– Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh đối với những vấn đề sau:
+ Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
+ Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống thông tin về hộ kinh doanh hoạt động trên phạm vi địa bàn; định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế cấp huyện về tình hình đăng ký hộ kinh doanh trên địa bàn.
+ Trực tiếp kiểm tra hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hộ kinh doanh theo nội dung trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn hộ kinh doanh và người thành lập hộ kinh doanh về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
+ Yêu cầu hộ kinh doanh báo cáo tình hình kinh doanh khi cần thiết;
+ Yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện hộ kinh doanh không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh.
+ Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
+ Đăng ký cho các loại hình khác theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, điền đầy đủ tên chủ sở hữu, quyết định thành lập hay sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, website, fax (nếu có)…
Thứ ba, điền đầy đủ các thông tin về người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn: họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, chức danh, dân tộc, quốc tịch, số chứng minh thư (hộ chiếu), nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại.
Thứ tư, điền ngành, nghề kinh doanh đăng ký.
+ Khi đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam để ghi. Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng.
+ Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì doanh nghiệp lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, sau đó ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp ngay dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
+ Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Lúc này, bạn cần phải căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng với ngành nghề kinh doanh có điều kiện đó.
+ Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó. Lúc này, bạn cần phải căn cứ vào quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành để xác định.
+ Trường hợp bạn đăng ký những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời
Thứ năm, điền vốn điều lệ. Theo đó, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn. Bạn cần liệt kê tất cả tài sản các thành viên đã góp cũng như cam kết góp để tính tổng giá trị các tài sản này và điền vào phần vốn điều lệ.
Thứ sáu, điền đầy đủ, chi tiết địa chỉ, điện thoại, email, fax của trụ sở chính. Trường hợp công ty có chi nhánh, văn phòng đại diện thì điền đầy đủ tên và địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện.