Cá nhân tổ chức muốn đăng ký kiểm dịch phải có mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu. Vậy mẫu quyết định cưỡng chế kê biên quyền sở hữu trí tuệ ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu là gì, mục đích của mẫu đơn:
Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 1 Luật thú y 2015 thì khái nhiệm động vật và sản phẩm động vật được hiểu như sau:
– Động vật bao gồm động vật trên cạn và động vật thủy sản. Cụ thể động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm và một số loài động vật khác sống trên cạn. Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác, động vật thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
– Sản phẩm động vật theo quy định tại Luật thú y là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nêu trên:
+ Sản phẩm động vật trên cạn là thịt, trứng, sữa, mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, tinh dịch, phôi động vật, huyết, nội tạng, da, lông, xương, sừng, ngà, móng và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật trên cạn;
+ Sản phẩm động vật thủy sản là động vật thủy sản đã qua sơ chế hoặc chế biến ở dạng nguyên con; phôi, trứng, tinh dịch và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ động vật thủy sản.
– Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là quy trình thường thấy trong quá trình tiêu thụ các sản phẩm, đây là việc các cơ quan chuyên môn cố thẩm quyền thực hiện kiểm tra, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện, kiểm soát, ngăn chặn đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật.
Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu là văn bản do cá nhân, tổ chức muốn xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật lập ra và gửi đến cơ quan kiểm dịch với các nội dung thông tin của chủ hàng (bao gồm họ và tên, chứng minh nhân dân, số điện thoại, email), thông tin các loại động vật và sản phẩm động vật đăng ký kiểm dịch.
Mục đích của mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu: khi các cá nhân, tổ chức muốn thực hiện việc xuất khẩu một số lượng động vật, sản phẩm động vật thì họ sẽ tiến hành lập mẫu đơn này nhằm mục đích đăng ký với cơ quan kiểm dịch để cơ quan kiểm dịch thực hiện việc kiểm dịch.
2. Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU
Số: ………………/ĐK-KDXK
Kính gửi: ……
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện):
Địa chỉ giao dịch:
Chứng minh nhân dân số: ……Cấp ngày …../…../…… tại
Điện thoại: ….Fax: …..Email:
Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:
I/ ĐỘNG VẬT:
Loại động vật | Giống | Tuổi | Tính biệt | Mục đích sử dụng | |
Đực | Cái | ||||
Tổng số |
Tổng số (viết bằng chữ):…..
Nơi xuất phát:……
Tình trạng sức khỏe động vật:……
Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với bệnh:
…… theo Quyết định số ……/…..ngày…../…./…..của
…. (1) ….(nếu có).
Số động vật trên đã được xét nghiệm các bệnh sau (nếu có):
1/ ……Kết quả xét nghiệm số ………/……..ngày……../……./………
2/ ……Kết quả xét nghiệm số ………/……..ngày……../……./………
3/ ……Kết quả xét nghiệm số ………/……..ngày……../……./………
4/ ……Kết quả xét nghiệm số ………/……..ngày……../……./………
5/ ……Kết quả xét nghiệm số ………/……..ngày……../……./………
Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):
1/ ……tiêm phòng ngày……../……./………
2/ …….tiêm phòng ngày……../……./………
3/ …….tiêm phòng ngày……../……./………
4/ …….tiêm phòng ngày……../……./………
5/ ……tiêm phòng ngày……../……./………
II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:
Tên hàng | Quy cách đóng gói | Số lượng (2) | Khối lượng (kg) | Mục đích sử dụng |
Tổng số |
Tổng số (viết bằng chữ):……
Số sản phẩm động vật trên đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số ………./……..ngày……./……./………..của ……………….(3)……………. (nếu có).
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất:
Điện thoại: …..Fax:
III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:
Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu:
Điện thoại: … Fax: ….. Email:
Cửa khẩu xuất:
Thời gian hàng đến cửa khẩu xuất:……Phương tiện vận chuyển:
Nước nhập khẩu: …….Nước quá cảnh (nếu có):
Điều kiện bảo quản hàng trong vận chuyển:
Các vật dụng khác có liên quan kèm theo trong vận chuyển:
Hồ sơ giấy tờ liên quan đến hàng vận chuyển gồm:
Địa điểm cách ly kiểm dịch:
Thời gian tiến hành kiểm dịch:
Tôi xin cam đoan việc khai báo trên hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.
Đăng ký tại………………………….
Ngày …….tháng ……năm …….
TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH
Đồng ý kiểm dịch tại địa điểm ….
… vào hồi ……giờ……. ngày …../…../…….
Vào sổ đăng ký s…. ngày …../…../…….
KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký:
Người soạn thảo Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu đơn chính xác, đúng cả về hình thức và nội dung.
Theo đó về hình thức mẫu đơn đăng ký, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc giữa trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu quyết định, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là Mẫu đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu;
Về nội dung mẫu đơn đăng ký bao gồm nội dung thông tin của cá nhân, tổ chức làm đơn, thông tin của động vật, sản phẩm động vật đăng ký.
– Đơn đăng ký được làm 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;
– Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;
– (1) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.
– (2) Số lượng kiện, thùng, hộp, ….
– (3) Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
4. Những quy định liên quan đến kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu:
Theo Điều 6
– Theo thủ tục thì trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng tức cá nhân, tổ chức muốn xuất khẩu phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú y hoặc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền.
– Hồ sơ đăng ký: đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu theo mẫu; yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng; mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
– Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
– Quy định trên dành cho trường hợp nước nhập khẩu có yêu cầu kiểm dịch, nếu nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không có yêu cầu kiểm dịch thì việc kiểm dịch vẫn được thực hiện theo việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Theo Điều 7 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về kiểm soát động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu tại cửa khẩu xuất.
Theo đó cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
+ Thực hiện các thủ tục kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu;
+ Thực hiện việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng đối với động vật; thực trạng hàng hóa, Điều kiện bao gói, bảo quản đối với sản phẩm động vật;
+ Xác nhận hoặc thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo yêu cầu của chủ hàng.
Riêng đối với động vật, sản phẩm động vật chưa được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
Cơ sở pháp lý:
– Luật thú y 2015;
– Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
– Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT và 20/2017/TT-BNNPTNT do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.