Trước khi trung tâm trọng tài đi vào hoạt động thì cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định và phải được đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài. Vậy mẫu đơn đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài là gì? Mẫu đơn đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài bao gồm những nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài là gì?
Mẫu đơn đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài là mẫu đơn do Trung tâm trọng tài/Trưởng Chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam lập ra gửi đến cơ quan có thẩm quyền trước khi chi nhánh tổ chức trọng tài nước ngoài hoạt động. Mẫu đơn đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài nêu rõ những thông tin về Trung tâm trọng tài/Chi nhánh của Tổ chức trọng tài, địa chỉ trụ sở, điện thoại, email, giấy phép thành lập, tên trụ sở chính, tên chi nhánh, lĩnh vực hoạt động của chi nhánh, thông tin của trưởng chi nhánh…
Mẫu đơn đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài là mẫu đơn được lập ra để đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài. Mẫu đơn đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền- Sở Tư Pháp để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xem xét và tiến hành những thủ tục theo quy định của pháp luật để hoàn tất thủ tục đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài theo quy định của pháp luật. Thủ tục đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định về việc đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật của Việt Nam về hoạt động trung tâm trọng tài. Mẫu đơn đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài được gửi đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính Trung tâm trọng tài.
2. Mẫu đơn đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM TRỌNG TÀI
Kính gửi: Sở Tư pháp 1……
Tên Trung tâm trọng tài: ……(2)
Giấy phép thành lập số: ……(3) …
Do Bộ Tư pháp cấp ngày…… tháng…… năm…. tại …..
Đề nghị đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên Trung tâm trọng tài: …(4)
Tên viết tắt: ……(5)
Tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có): ………(6)
2. Trụ sở:
Địa chỉ: ……(7)
Điện thoại:…… Fax:…… Email: ………(8)
Website (nếu có):……(9)
3. Người đại diện theo pháp luật:
Họ và tên: ……Giới tính:……(10)
Chức vụ: ……(11)
Ngày sinh:…….Điện thoại:….. Email:…(12)
Số chứng minh nhân dân/hộ chiếu:…….do ……..cấp ngày …….(13)
4. Lĩnh vực hoạt động:…(14)
Chúng tôi xin cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung khai trong hồ sơ đăng ký hoạt động; chúng tôi cam đoan hoạt động đúng theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Trung tâm.
Tài liệu gửi kèm bao gồm:(15)
1 ………
2. ………
Tỉnh (thành phố), ngày……tháng ….năm…….
Người đại diện theo pháp luật của Trung tâm trọng tài
(Ký và ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn sử dụng mẫu đơn đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài:
(1): Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính Trung tâm trọng tài.
(3): Điền giấy phép thành lập
(4): Điền tên Trung tâm trọng tài
(5): Điền tên viết tắt
(6): Điền tên giao dịch bằng tiếng Anh (nếu có)
(7): Điền địa chỉ trụ sở
(8): Điền số điện thoại/ Fax/Email
(9): Điền Website (nếu có)
(10): Điền tên, giời tính của người đại diện theo pháp luật.
(11): Điền chức vụ của người đại diện theo pháp luật.
(12): Điền ngày sinh/ Điện thoại/Email của người đại diện theo pháp luật.
(13): Điền số chứng minh nhân dân/hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật.
(14): Điền lĩnh vực hoạt động.
(15): Điền tài liệu kèm theo
4. Quy định của pháp luật về đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài:
Trung tâm trọng tài muốn đi vào hoạt động cần phải đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài theo quy định của pháp luật, theo đó trung tâm trọng tài cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và gửi đến cơ quan có thẩm quyền để đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài. Theo đó, thủ tục đăng ký hoạt động trung tâm trọng tài bao gồm những bước như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ đề nghị thành lập trung tâm trọng tài bao gồm: Đơn đề nghị thành lập, dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành, danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định.
– Bước 2: Nộp hồ sơ và giải quyết hồ sơ: Hồ sơ này được gửi đến Bộ tư pháp và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài. Trong trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng quy định về việc tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, đối với mỗi hình thức hoạt động khác nhau của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thì sẽ có những quyền và nghĩa vụ nhất định, đây là một trong những quyền và nghĩa vụ cơ bản, theo đó:
+ Đối với văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thì văn phòng đại diện của Tổ chức trọng tài nước ngoài Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ nhất định mà pháp luật đã quy định. Theo đó, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài cũng có những quyền và nghĩa vụ tương tự như chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài như: tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động trọng tài của tổ chức mình tại Việt Nam, tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam, thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại diện, mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của Văn phòng đại diện, văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài phải có con dấu mang tên Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam. Về hoạt động thì văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam phải hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện và không được thực hiện hoạt động trọng tài tại Việt Nam.
+ Khi hoạt động tại Việt Nam thì văn phòng đại diện của tổ chức trọng tài nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động trọng tài, phải chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện và phải thực hiện báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện với Sở Tư pháp nơi Văn phòng đại diện đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Đối với chi nhánh của Tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thì chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài có những quyền và nghĩa vụ như: có quyền thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của Chi nhánh, tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam, bên cạnh đó, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài có quyền chuyển thu nhập của Chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, được mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài phải có con dấu mang tên Chi nhánh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Ngoài ra, chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài có quyền được chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài theo ủy quyền của tổ chức trọng tài nước ngoài và cung cấp dịch vụ trọng tài, hoà giải và các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại, cung cấp các dịch vụ hành chính, văn phòng và các dịch vụ khác cho việc giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài nước ngoài khác theo quy định của pháp luật và sẽ trả thù lao cho trọng tài viên, thu phí trọng tài và các khoản thu hợp pháp khác sau khi đã hoàn thành công việc.
+ Tại chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài thì sẽ có chế độ tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên. Khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài tại Việt Nam sẽ phải lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao quyết định trọng tài. Chi nhánh của tổ chức trọng tài nước ngoài có nghĩa vụ phải hoạt động theo đúng lĩnh vực ghi trong Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động, chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh và phải thực hiện báo cáo định kỳ hằng năm về hoạt động của Chi nhánh với Sở Tư pháp nơi Chi nhánh đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
– Cơ sở pháp lý:
+
+
+ Nghị định 63/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Trọng tài thương mại.