Thư viện tư nhân là cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập trong lĩnh vực thư viện, do một người hoặc một nhóm người thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và hoạt động theo quy định của pháp luật. Vậy, Mẫu đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng có nội dung là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là gì?
Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là mẫu đơn hành chính do cá nhân có thư viện phục vụ cộng đồng gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để giải quyết đăng ký hoạt động.
Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là văn bản chứa đựng những thông tin của cá nhân và thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng. Đồng thời, đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng là căn cứ để Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét và thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG
Kính gửi: …
Tên tôi là:
– Sinh ngày/tháng/năm:
– Nam (nữ):
– Trình độ văn hóa:
– Trình độ chuyên môn:
– Hộ khẩu thường trú:
Đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Tên thư viện:
Địa chỉ: …….; Số điện thoại: …….; Fax/E.mail: .
Tổng số bản sách: ……..; Tổng số tên báo, tạp chí: ……
(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)
Diện tích thư viện:…………; Số chỗ ngồi:
Nhân viên thư viện:
– Số lượng:
– Trình độ:
Nguồn kinh phí của thư viện:
Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện ……với………
….., ngày…tháng…năm…
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Người làm đơn ký tên)
3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng:
Phần kính gửi yêu cầu người làm đơn sẽ ghi cụ thể Cơ quan có thẩm quyền( Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
Phần nội dung của đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng: Yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết và những thông tin liên quan đến thư viện của mình. Cung cấp những thông tin càng chi tiết, chính xác và đầy đủ càng tốt.
Cuối đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng thì người làm đơn cần ký và ghi rõ họ tên.
4. Quy định về thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng:
Thư viện tư nhân được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có vốn tài liệu ban đầu về một hay nhiều môn loại tri thức khoa học với số lượng ít nhất là 500 bản sách và 1 tên ấn phẩm định kỳ, được xử lý theo quy tắc nghiệp vụ thư viện.
+ Có diện tích đáp ứng yêu cầu về bảo quản vốn tài liệu và phục vụ công chúng với số lượng chỗ ngồi đọc ít nhất 10 chỗ, không ảnh hưởng tới trật tự, an toàn giao thông; đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan văn hóa.
+ Có đủ phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các trang thiết bị chuyên dùng ban đầu như giá, tủ để tài liệu; bàn, ghế cho người đọc; hộp mục lục hoặc bản danh mục vốn tài liệu thư viện để phục vụ tra cứu; tùy điều kiện cụ thể của thư viện có thể có các trang thiết bị hiện đại khác như máy tính, các thiết bị viễn thông.
+ Người đứng tên thành lập và làm việc trong thư viện:
– Người đứng tên thành lập thư viện phải có quốc tịch Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực pháp lý và năng lực hành vi; am hiểu về sách báo và lĩnh vực thư viện.
+ Người làm việc trong thư viện:
– Đối với thư viện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ thư viện;
– Đối với thư viện quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp trung cấp thư viện hoặc tương đương. Nếu tốt nghiệp trung cấp ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tương đương trình độ trung cấp thư viện;
– Đối với thư viện quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6: người làm việc trong thư viện phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện – thông tin. Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì phải được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thư viện tương đương trình độ đại học thư viện – thông tin.
4.1. Trình tự thực hiện đăng ký hoạt động thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
+ Địa điểm tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
+ Thời gian tiếp nhận: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
+ Trình tự tiếp nhận:
– Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì tiếp nhận, viết Phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và không hợp lệ thì viết giấy hướng dẫn người đến nộp hồ sơ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
– Trường hợp nội dung hồ sơ của công dân phù hợp với quy định của pháp luật:
Cán bộ, công chức có quyền hạn và trách nhiệm giải quyết phải tiến hành ngay việc xử lý hồ sơ theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về trình tự, thủ tục, thẩm quyền; yêu cầu, điều kiện để cấp kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính.
– Trường hợp nội dung hồ sơ của công dân không phù hợp với quy định của pháp luật thì tư chối cấp giấy chứng nhận hoạt động thư viện.
Bước 4: Trả kết quả
+ Địa điểm trả: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của.
+Thời gian trả: Trong giờ hành chính các ngày từ thứ 2 đến thứ 7 (trừ ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định).
+ Trình tự trả: Công dân nộp lại Phiếu hẹn và nhận kết quả.
4.2. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
– Đơn đăng ký hoạt động thư viện tư nhân
– Bảng kê danh mục các loại sách và tài liệu hiện có trong thư viện
– Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú.
– Nội quy thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.
– Các văn bản xác định trụ sở và tài sản để thành lập thư viện.
+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4.3. Quyền và nghĩa vụ của thư viện tư nhân và người đứng đầu thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng:
Quyền của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng:
1. Được thu thập vốn tài liệu đáp ứng nhu cầu người đọc bằng các hình thức mua, trao đổi, tặng cho, kế thừa từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, nhận sách luân chuyển từ các thư viện công cộng nhà nước và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2. Được huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp để hỗ trợ hoạt động của thư viện.
3. Được tổ chức các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của thư viện và quy định của pháp luật.
4. Được thu phí làm thẻ, phí sử dụng vốn tài liệu thư viện và các dịch vụ khác của thư viện theo quy định của pháp luật.
5. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa và các thư viện công cộng nhà nước hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thư viện.
6. Được tham gia các tổ chức nghề nghiệp về thư viện ở trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng:
1. Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thư viện.
2. Thực hiện các yêu cầu về chuyên môn về bảo quản và phát huy các giá trị vốn tài liệu thư viện theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa và các thư viện khác trong việc bảo vệ và phát huy vốn tài liệu thư viện.
3. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về văn hóa theo quy định hiện hành.
4. Thực hiện các nghĩa vụ về tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của người đứng tên thành lập thư viện tư nhân
1. Quyền của người đứng tên thành lập thư viện:
– Có quyền chia tách, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể thư viện hoặc thay đổi nội dung hoạt động đã đăng ký;
– Tham gia các sinh hoạt về chuyên môn nghiệp vụ, các tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Nghĩa vụ của người đứng tên thành lập thư viện:
– Chấp hành các quy định của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực thư viện;
– Thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin cũng như tài liệu cung cấp;
– Khi chia tách, sáp nhập thư viện, người đứng tên thành lập thư viện phải làm lại thủ tục đăng ký hoạt động thư viện; khi giải thể hay thay đổi nội dung hoạt động đã đăng ký, người đứng tên thành lập thư viện phải
– Có trách nhiệm bảo đảm cho người làm việc trong thư viện được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ thư viện.