Tổ chức muốn hành nghề quản lý chất thải nguy hại, tổ chức cần phải đáp ứng các điều kiện để hành nghề quản lý chất thải, tổ chức sẽ phải làm đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được xác nhận đủ điều kiện hành nghề.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại là gì, mục đích của mẫu đơn?
Mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại là văn bản được lập ra để đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại nội dung đơn đăng ký nêu rõ thông tin cá nhân, tổ chức đăng ký, địa bàn hoạt động đăng ký…
Mục đích của đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại: khi tổ chức muốn hành nghề quản lý chất thải nguy hại, tổ chức cần phải đáp ứng các điều kiện để hành nghề quản lý chất thải, tổ chức sẽ phải làm đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại gửi đến cơ quan có thẩm quyền để được xác nhận đủ điều kiện hành nghề.
2. Mẫu đơn đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
(Địa danh), ngày … tháng … năm ….
ĐƠN ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
(cấp lần đầu/cấp gia hạn/cấp điều chỉnh)
Kính gửi: ………………………………(2)
1.Phần khai chung:
1.1.Tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề:
Địa chỉ văn phòng:………..
Điện thoại:………………… Fax:………………. E-mail:…………..
Tài khoản số:…………… tại:………………
Giấy CMND (nếu là cá nhân) số:……………… ngày cấp:……………….. nơi cấp:…………………………
Giấy đăng ký kinh doanh số:……………… ngày cấp:……………… nơi cấp:………………………………..
Mã số QLCTNH hiện có (trường hợp gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép):…………………………….
Giấy phép QLCTNH có giá trị đến ngày (trường hợp gia hạn hoặc điều chỉnh Giấy phép):………
Tên người liên hệ (trong quá trình tiến hành thủ tục):………….
1.2. Cơ sở xử lý CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày lần lượt từng cơ sở):
Tên (nếu có):………..
Địa chỉ:………..
Điện thoại:……………. Fax:………….. E-mail:………………
Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có) số:…….. ngày cấp:……………… nơi cấp:……………………
1.3. Đại lý vận chuyển CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày từng đại lý):
Tên (nếu có):…………..
Địa chỉ:…………….
Điện thoại:……….. Fax:……………… E-mail:………..
Giấy đăng ký kinh doanh (nếu có) số:……………… ngày cấp:……………… nơi cấp:…………………….
(Trường hợp điều chỉnh Giấy phép thì ghi rõ là cơ sở xử lý hoặc đại lý vận chuyển CTNH đã được cấp phép hay đăng ký bổ sung).
2. Địa bàn hoạt động đăng ký:
Vùng | Tỉnh |
Ghi tên vùng theo bảng 2 Phụ lục 6 kèm theo Thông tư này | Ghi tên từng tỉnh hoặc ghi “toàn bộ vùng” (lưu ý không ghi cấp địa bàn nhỏ hơn tỉnh) |
(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau; Trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung địa bàn hoạt động thì phân biệt rõ địa bàn hoạt động đã được cấp phép và địa bàn hoạt động đăng ký thay đổi, bổ sung).
3.Danh sách phương tiện, thiết bị chuyên dụng đăng ký:
TT | Tên phương tiện, thiết bị | Số lượng (đơn vị đếm) | Loại hình
|
(ví dụ: đóng gói, bảo quản, vận chuyển, lưu giữ, tái chế, tận thu, đồng xử lý, cô lập, chôn lấp…) |
(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dụng thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung).
4.Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển, xử lý:
TT | Tên chất thải | Trạng thái tồn tại | Số lượng (kg/năm) | Mã CTNH | Phương án xử lý | Mức độ xử lý |
(rắn/lỏng/bùn) | (tương đương tiêu chuẩn, quy chuẩn nào) | |||||
Tổng số lượng |
(Phân biệt rõ danh sách đối với từng cơ sở và đại lý nếu không giống nhau; trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các phương tiện, thiết bị chuyên dụng thì phân biệt rõ danh sách đã được cấp phép và danh sách đăng ký thay đổi, bổ sung).
4a.Danh sách CTNH đăng ký vận chuyển để tái sử dụng trực tiếp (nếu có):
TT | Tên chất thải | Trạng thái tồn tại | Số lượng (kg/năm) | Mã CTNH |
(rắn/lỏng/bùn) | ||||
Tổng số lượng |
(Trường hợp đăng ký điều chỉnh Giấy phép liên quan đến thay đổi, bổ sung các CTNH thì phân biệt rõ danh sách CTNH đã được cấp phép và danh sách CTNH đăng ký thay đổi, bổ sung).
5.Mục lục Bộ hồ sơ đăng ký:
………
Tôi xin cam đoan rằng những thông tin cung cấp ở trên là đúng sự thật. Đề nghị quý Cơ quan xem xét hồ sơ và cấp (hoặc cấp gia hạn hoặc cấp điều chỉnh) Giấy phép, đồng thời kiểm tra, xác nhận về việc thực hiện các nội dung của Báo cáo và yêu cầu của Quyết định số……… ngày … / … / …… của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án………. (trường hợp Tổng cục Môi trường là CQCP).
……………………….(3)
(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
(1) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề;
(2) CQCP tương ứng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này;
(3) Người có thẩm quyền ký của tổ chức, cá nhân đăng ký hành nghề.
4. Những quy định về đăng ký hành nghề quản lý chất thải nguy hại:
4.1. Phân định, phân loại chất thải nguy hại:
Căn cứ theo Điều 68 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định Phân định, phân loại chất thải nguy hại như sau:
1. Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại.
2. Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải nguy hại để lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã chất thải nguy hại có cùng tính chất, không có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý bằng cùng một phương pháp.
3. Nước thải nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong hệ thống xử lý nước thải tại cơ sở phát sinh thì được quản lý theo quy định về quản lý nước thải.
4. Chất thải nguy hại phải được phân loại bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc khi chuyển đi xử lý trong trường hợp không lưu giữ.
4.2.Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại:
Căn cứ theo Điều 69 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại như sau:
1. Việc vận chuyển chất thải nguy hại được thực hiện như sau:
– Thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường;
– Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thu gom sản phẩm, bao bì phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, văn phòng cơ quan nhà nước, trường học, nơi công cộng thuộc danh mục sản phẩm, bao bì quy định tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này và danh mục chất thải nguy hại do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành để thực hiện trách nhiệm tái chế theo quy định tại Mục 1 Chương VI Nghị định này không phải có giấy phép môi trường có nội dung xử lý chất thải nguy hại nhưng phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 71 Nghị định này.
2. Các phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, chủ nguồn thải chất thải nguy hại chỉ được vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở bằng các phương tiện vận chuyển chính chủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này. Các chủ nguồn thải phải lắp đặt thiết bị định vị đối với phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh giám sát, quản lý.
4. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép môi trường có nội dung về dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:
– Lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý;
– Trong trường hợp có nhu cầu thuê phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại, phải ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, chịu trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển trong thời gian thuê và không được cho thuê lại phương tiện vận chuyển đó.
5. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường thuê phương tiện vận chuyển công cộng như phương tiện đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển để vận chuyển chất thải nguy hại thì phải có văn bản báo cáo cơ quan cấp giấy phép môi trường trước khi thực hiện.
4.3. Xử lý chất thải nguy hại:
Căn cứ theo Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định Xử lý chất thải nguy hại như sau:
1. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép môi trường trong đó có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 19 Điều 168 Nghị định này.
2. Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải nguy hại được tự xử lý chất thải nguy hại trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Thực hiện bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải và phải bảo đảm đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định;
– Phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần quy định tại khoản 1 Điều này;
– Không đầu tư mới lò đốt và bãi chôn lấp để xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp phù hợp với nội dung quản lý chất thải rắn trong các quy hoạch có liên quan.
3. Cơ sở y tế có phát sinh chất thải y tế nguy hại tự xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh trong khuôn viên cơ sở khi đáp ứng yêu cầu tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc tự xử lý và xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận (mô hình cụm) theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì không được coi là cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại. Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế lân cận để xử lý theo mô hình cụm được thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật về xử lý, sử dụng, tái sử dụng chất thải nguy hại. Trường hợp chưa ban hành được quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật thì áp dụng tiêu chuẩn của một trong các nước thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển.