Gia đình là tế bào của xã hội. Khi các hộ gia đình thấy đủ điều kiện tham gia xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa thì các hộ gia đình sẽ làm đơn đăng ký gửi cho cơ quan có thẩm quyền xem xét việc tặng danh hiệu gia đình văn hóa.
Mục lục bài viết
1. Danh hiệu Gia đình văn hóa là gì?
Nghị định 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” như sau:
– Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú, gồm các tiêu chí sau:
+ Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập;
+ Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;
+ Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định;
+ Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;
+ Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định;
+ Tham gia bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương;
+ Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định;
+ Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú;
+ Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh;
+ Không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ;
+ Không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.
– Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, gồm các tiêu chí sau:
+ Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng;
+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung;
+ Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới;
+ Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe;
+ Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội;
+ Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn.
– Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả, gồm các tiêu chí sau:
+ Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng;
+ Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội do địa phương tổ chức;
+ Người trong độ tuổi lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng;
+ Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường;
+ Sử dụng nước sạch;
+ Có công trình phụ hợp vệ sinh;
+ Có phương tiện nghe, nhìn và thường xuyên được tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa – xã hội.
Trình tự xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm được quy định tại Điều 9 Nghị định 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”:
– Trưởng khu dân cư căn cứ vào Bản đăng ký tham gia thi đua và bảng tự đánh giá của hộ gia đình để tổng hợp danh sách gia đình đủ điều kiện bình xét.
– Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét, tổ chức chấm điểm theo thang điểm, thành phần gồm:
+ Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, tổ chức đoàn thể;
+ Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét.
– Tổ chức cuộc họp bình xét:
+ Cuộc họp được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự;
+ Hình thức bình xét: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;
+ Kết quả bình xét: Các gia đình được đề nghị tặng danh hiệu Gia đình văn hóa khi có từ 60% trở lên thành viên dự họp đồng ý.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm (Mẫu số 11).
2. Đơn đăng ký gia đình văn hóa là gì?
Đơn đăng ký gia đình văn hóa là mẫu đơn do các hộ gia đình muốn đăng ký thi đua danh hiệu gia đình văn hóa gửi cho cụm dân cư, chính quyền địa phương.
Đơn đăng ký gia đình văn hóa là văn bản ghi chép lại những thông tin liên quan đến hộ gia đình muốn được phong tặng danh hiệu gia đình văn hóa. Ngoài ra đơn xin đăng ký gia đình văn hóa còn la căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét việc phong tặng dan hiệu gia đình văn hóa cho hộ gia đình đăng ký.
3. Mẫu đơn đăng ký gia đình văn hóa:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
.., ngày … tháng … năm …..
BẢN ĐĂNG KÝ THAM GIA THI ĐUA XÂY DỰNG DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Năm…..
Kính gửi:…
Thực hiện Luật Thi đua khen thưởng ngày …/…./…..; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng …/…/….., Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng ngày …/…./…..;
Thực hiện Nghị định số …./……/NĐ-CP ngày … tháng … năm ….. của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”,“Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”;
Hộ gia đình:….
Địa chỉ:…….
Đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm…
Đề nghị thôn (làng, ấp, bản, tổ dân phố) theo dõi quá trình phấn đấu của hộ gia đình: ………… trong năm…/.
TM. KHU DÂN CƯ
(Ký, ghi rõ họ tên)
CHỦ HỘ
(Ký, ghi rõ họ tên)
4. Hướng dẫn viết đơn đăng ký gia đình văn hóa:
Người làm đơn cung cấp những thông tin về gia đình của mình cùng địa chỉ của gia đình và gửi cho cơ quan có thẩm quyền để xem xét. Cuối đơn chủ hộ sẽ thay mặt cho gia đình ký và ghi rõ họ tên cùng với xác nhận của khu dân cư, cụm dân cư, chính quyền địa phương nơi hộ gi đình sinh sống.
Việc bình xét công nhận “Gia đình văn hóa”; khu dân cư văn hóa phải đảm bảo theo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và có kỳ hạn. Thống nhất thực hiện nội dung Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với thực hiện tiêu chuẩn công nhận “Gia đình văn hóa”; khu dân cư văn hóa.
Danh hiệu “Gia đình văn hóa” do Chủ tịch UBND cấp xã công nhận mỗi năm 1 lần; công nhận và kèm theo Giấy công nhận 3 năm 1 lần.
Khu dân cư văn hóa do Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận 3 năm 1 lần.
Theo Điều 5, Nghị định 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” quy định về Thang điểm, cách chấm điểm đối với danh hiệu Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa:
– Thang điểm tối đa làm căn cứ xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa (Mẫu số 04) và Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 06) là 100 điểm.
– Tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 và Điều 12 Nghị định này không dưới 50% số điểm tối đa.
– Cách chấm điểm để xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa được thực hiện như sau:
+ Hộ gia đình thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc trung ương: Đạt từ 90 điểm trở lên;
+ Hộ gia đình thuộc xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo hoặc xã đặc biệt khó khăn hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ: Đạt từ 60 điểm trở lên;
+ Hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 3 Điều này: Đạt từ 85 điểm trở lên.
– Cách chấm điểm để xét tặng danh hiệu Khu dân cư văn hóa được thực hiện như sau:
+ Khu dân cư thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc trung ương: Đạt từ 90 điểm trở lên;
+ Khu dân cư thuộc xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo hoặc xã đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ: Đạt từ 60 điểm trở lên;
+ Khu dân cư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và b khoản 4 Điều này: Đạt từ 80 điểm trở lên.
– Giấy khen Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa được tặng không quá 15% trên tổng số gia đình được công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa đủ 03 năm liên tục, khu dân cư được công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa đủ 05 năm liên tục.
Căn cứ pháp lý:
– Nghị định 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”