Nhà nước ban hành sẵn đơn đăng ký dự tuyển công chức cho những đối tượng có nhu cầu. Vậy mẫu đơn đăng ký dự tuyển công chức được pháp luật quy định như thế nào, hình thức và cách viết ra sao?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký dự tuyển công chức là gì?
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chức, viên chức 2008: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Đơn đăng ký dự tuyển công chức là một văn bản thể hiện nhu cầu của người có nhu cầu dự tuyển công chức. Người có nhu cầu dự tuyển công chức sẽ viết đơn theo mẫu ban hành và nộp cho đúng cơ quan có thẩm quyền.
Đơn xin dự tuyển công chức được lập ra nhằm đáp ứng nhu cầu dự tuyển công chức, nhà nước ban hành mẫu đơn đăng ký dự tuyển kèm với thông tư quy định rõ các điều cơ bản trong mẫu đơn. Đơn đăng ký dự tuyển công chức dành cho những người đáp ứng đủ điều kiện dự tuyển theo Luật cán bộ, công chức, viên chức. Chủ thể có thẩm quyền nhận đơn sẽ xem xét điều kiện dự tuyển của chủ thể viết đơn.
2. Mẫu đơn đăng ký dự tuyển công chức:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
……, ngày…. tháng…. năm ……
PHIẾU ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN
Vị trí dự tuyển (1):
…………
Đơn vị dự tuyển (2):
………
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
Họ và tên: …… Ngày, tháng, năm sinh: ……Nam(3) □ Nữ □ Dân tộc: ………… Tôn giáo: ……… Số CMND hoặc Thẻ căn cước công dân: ……………… Ngày cấp: ………… Nơi cấp: ………… Ngày vào Đảng Cộng sản Việt Nam: ……… Ngày chính thức: …… Số điện thoại di động để báo tin: …… Email: …… |
Quê quán: …… |
Hộ khẩu thường trú: …… |
Chỗ ở hiện nay (để báo tin): ……… |
Tình trạng sức khoẻ: ……Chiều cao: …… Cân nặng: …………………kg |
Thành phần bản thân hiện nay: …… |
Trình độ văn hoá: ……… |
Trình độ chuyên môn: …… |
II. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ GIA ĐÌNH
Mối quan hệ | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Quê quán, nghề nghiệp, chức danh, chức vụ, cơ quan, tổ chức công tác, học tập, nơi ở (trong, ngoài nước); thành viên các tổ chức chính trị – xã hội…..) |
III. THÔNG TIN VỀ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Ngày, tháng, năm cấp văn bằng, chứng chỉ | Tên trường, cơ sở đào tạo cấp | Trình độ văn bằng, chứng chỉ | Số hiệu của văn bằng, chứng chỉ | Chuyên ngành đào tạo (ghi theo bảng điểm) | Ngành đào tạo | Hình thức đào tạo | Xếp loại bằng, chứng chỉ |
1. THÔNG TIN VỀ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC (nếu có)
Từ ngày, tháng, năm đến ngày, tháng, năm | Cơ quan, tổ chức công tác |
2. MIỄN THI NGOẠI NGỮ, TIN HỌC
(Thí sinh thuộc diện miễn thi ngoại ngữ, tin học cần ghi rõ lý do miễn thi ở mục này)
Miễn thi ngoại ngữ do: ………
Miễn thi tin học do: ………
3. ĐĂNG KÝ DỰ THI MÔN NGOẠI NGỮ
(Thí sinh lựa chọn và ghi rõ đăng ký thi một trong năm thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm tại
Đăng ký dự thi ngoại ngữ: ……
VII. ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN (nếu có)
…
VII. NỘI DUNG KHÁC THEO YÊU CẦU CỦA CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN TUYỂN DỤNG
……
Tôi xin cam đoan những lời khai trên của tôi là đúng sự thật. Sau khi nhận được
NGƯỜI VIẾT PHIẾU
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn đơn đăng ký dự tuyển công chức:
(1) Ghi đúng vị trí việc làm đăng ký dự tuyển;
(2) Ghi đúng tên cơ quan, tổ chức, đơn vị có chỉ tiêu tuyển dụng;
(3) Người viết phiếu tích dấu X vào ô tương ứng ô Nam, Nữ.
Người dự tuyển trước hết phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong Luật Cán bộ, công chức, viên chức và các điều kiện khác tùy theo ngành dự tuyển. Thông tin người viết đơn khai trong phiếu dự tuyển phải trung thực, chính xác, không gian dối. Thông tin cá nhân, thông tin về gia đình, quá trình đào tạo, quá trình công tác, đối tượng ưu tiên đều phải được ghi đầy đủ.
4. Căn cứ tuyển dụng công chức:
Theo Điều 3 Nghị Định 128/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:
– Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
– Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụ ng bao gồm:
+ Số lượng biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao và số lượng biên chế chưa sử dụng của cơ quan sử dụng công chức;
+ Số lượng biên chế cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
+ Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
+ Số lượng vị trí việc làm thực hiện xét tuyển (nếu có) đối với từng nhóm đối tượng: Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của
+ Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
+ Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
– Kế hoạch tuyển dụng khi xét tuyển đối với nhóm đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
5. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức:
Theo Khoản 1 Điều 36 Luật cán bộ, công chức, viên chức 2008
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
b) Đủ 18 tuổi trở lên;
c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
d) Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
đ) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
e) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
g) Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
a) Không cư trú tại Việt Nam;
b) Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của
– Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển:
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: Được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
+ Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: Được cộng 5 điểm vào kết quả điểm vòng 2;
+ Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong: Được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm vòng 2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm vòng 2.
Cơ sở pháp lý:
– Luật cán bộ, công chức, viên chức 2008;
– Nghị Định 128/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.