Nâng ngạch là một trong những thủ tục mà rất nhiều công chức quan tâm hiện nay. Vậy để được dự thi nâng ngạch, công chức phải trải qua trình tự, thủ tục thế nào theo quy định mới nhất?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký dự thi nâng ngạch viên chức là gì?
Mẫu đơn đăng ký dự thi nâng ngạch viên chức là mẫu đơn được lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền đăng ký dự thi nâng ngạch viên chức. Mẫu đơn đăng ký dự thi nâng ngạch viên chức được ban hành kèm theo
Mẫu đơn đăng ký dự thi nâng ngạch viên chức được lập ra với mục đích để gửi cùng hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch.
2. Mẫu đơn đăng ký dự thi nâng ngạch viên chức chi tiết nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ THI NÂNG NGẠCH VIÊN CHỨC
Từ ngạch … lên ngạch …
Kính gửi:
– Hội đồng thi nâng ngạch viên chức BHXH Việt Nam;
– Đơn vị, BHXH tỉnh, thành phố nơi người dự thi đang làm việc.
Tên tôi là: … Nam/Nữ …
Ngày, tháng, năm sinh: …
Đơn vị công tác: …
Chức vụ: …
Ngạch viên chức: … mã số: … thời gian xếp ngạch: …
Bậc …, hệ số lương: … ngày hưởng: …
Sau khi nghiên cứu Điều kiện, tiêu chuẩn dự thi nâng ngạch viên chức quy định tại Kế hoạch Tổ chức thi nâng ngạch viên chức từ ngạch nhân viên, cán sự và tương đương lên ngạch chuyên viên năm 2016 ban hành kèm theo Quyết định số …/QĐ-BHXH ngày….tháng….năm 2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tôi thấy bản thân có đủ Điều kiện, tiêu chuẩn để tham dự kỳ thi nâng ngạch viên chức từ ngạch … (mã số …) lên ngạch chuyên viên.
Tôi làm đơn này mong được cơ quan và Hội đồng thi nâng ngạch viên chức BHXH Việt Nam xem xét cho phép tôi tham gia kỳ thi nâng ngạch viên chức. Tôi xin cam đoan thực hiện nghiêm túc quy chế thi do Hội đồng thi quy định.
Trân trọng cảm ơn!
Hồ sơ gửi kèm theo gồm có:
1…
2…
3…
4…
… ngày … tháng … năm …
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký dự thi nâng ngạch viên chức chi tiết nhất:
– Phần tên đơn: Ghi rõ muốn nâng từ ngạch nào lên ngạch nào?
– Phần kính gửi:
+ Hội đồng thi nâng ngạch viên chức BHXH Việt Nam;
+ Đơn vị, BHXH tỉnh, thành phố nơi người dự thi đang làm việc.
– Phần thông tin cá nhân:
+ Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên theo giấy tờ tùy thân;
+ Ghi rõ ngày tháng năm sinh theo giấy khai sinh;
+ Đơn vị, chức vụ ngạch công tác, bậc lương;
– Nêu rõ nguyện vọng khi viết đơn là gì?
4. Một số quy định về dự thi nâng ngạch viên chức chi tiết nhất:
– Thủ tục thi năng ngạch viên chức mới nhất:
Bước 1: Xác định điều kiện thi nâng ngạch của công chức
Hiện nay, theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Luật cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019,nếucông chức khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì được đăng ký dự thi nâng ngạch:
– Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch;
– Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật;
– Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
– Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ của ngạch công chức đăng ký dự thi;
– Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức.
Khi công chức đủ điều kiện thì cơ quan quản lý công chức có trách nhiệm rà soát, xác định và lập danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch căn cứ vào số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của cơ quan, tổ chức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 138/2020/NĐ-CP
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ thi nâng ngạch công chức được nêu chi tiết tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 138/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
– Sơ yếu lý lịch công chức (được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ dự thi nâng ngạch, có xác nhận của cơ quan quản lý, sử dụng công chức);
– Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng công chức về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi;
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch dự thi. Riêng về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, công chức sẽ không phải nộp 02 loại giấy tờ này nếu đã có bằng tốt nghiệp chuyên môn đã chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học hoặc được miễn thi 02 môn này.
– Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức dự thi.
Bước 3: Tham gia thi nâng ngạch
Hiện nay, theo quy định tại Điều 37 Nghị định 138/2020, công chức phải dự thi 04 môn khi muốn nâng ngạch công chức là môn kiến thức chung, môn ngoại ngữ, môn tin học và môn chuyên môn, nghiệp vụ.
Trong khi trước đây, tại khoản 16 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) thì thi nâng ngạch công chức phải thi qua 02 vòng:
– Vòng 01: Thi trắc nghiệm trên máy tính gồm 03 phần là kiến thức chung, ngoại ngữ và tin học. Chỉ khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch không có điều kiện thi trên máy tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.
– Vòng 02: Thi môn chuyên môn, nghiệp vụ.
Có thể thấy, mặc dù vẫn gồm 04 môn thi như trước đây nhưng về trình tự, theo quy định hiện nay không còn chia theo 02 vòng mà tính thành 04 môn riêng biệt. Theo đó, các môn thi được quy định như sau:
1/ Kiến thức chung:
– Hình thức: Thi trắc nghiệm
– Nội dung: 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của ngạch dự thi;
– Thời gian: 60 phút
2/ Ngoại ngữ:
– Hình thức: Thi trắc nghiệm
– Nội dung: 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của ngạch dự thi do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch quyết định
– Thời gian: 30 phút
– Miễn thi:
+Tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
+Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
+Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn trình độ, tiêu chuẩn của ngạch dự thi;
+Có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ hoặc ở trình độ cao hơn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của ngạch dự thi do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp và được công nhận tại Việt Nam.
3/ Tin học:
– Hình thức: Thi trắc nghiệm
– Nội dung: 30 câu hỏi theo yêu cầu của ngạch dự thi;
– Thời gian: 30 phút
– Miễn thi: Nếu có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.
4/ Môn chuyên môn, nghiệp vụ
– Nâng ngạch lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương:
+ Hình thức: Thi viết đề án tối đa 08 tiếng và thi bảo vệ đề án tối đa 30 phút;
+ Nội dung: Theo yêu cầu của ngạch dự thi.
+ Thang điểm: 100 điểm cho mỗi hình thức thi.
– Nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương:
+ Hình thức: Thi viết;
+ Thời gian: 180 phút
+ Nội dung: Theo yêu cầu của ngạch dự thi;
+ Thang điểm: 100 điểm.
– Nâng ngạch lên ngạch cán sự hoặc tương đương; ngạch chuyên viên hoặc tương đương:
+ Hình thức: Thi viết;
+ Thời gian 120 phút;
+ Nội dung: Theo yêu cầu của ngạch dự thi;
+ Thang điểm: 100 điểm.
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức quyết định thi trắc nghiệm trên máy vi tính thì không phải thi môn tin học và kết quả của môn thi được biết ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài trên máy tính. Không phúc khảo kết quả thi trắc nghiệm trên máy vi tính
Bước 4: Xác định người trúng tuyển
– Ba môn thi kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học: Có số câu trả lời đúng từ 50% trở lên trừ trường hợp được miễn thi.
– Môn thi chuyên môn, nghiệp vụ: Đạt từ 50 điểm trở lên. Riêng nâng ngạch lên chuyên viên cao cấp phải đạt từ 100 điểm trở lên trong đó điểm thi viết đề án và bảo vệ đề án phải đạt từ 50 điểm mỗi bài thi trở lên.
Kết quả được lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu nâng ngạch được giao. Tuy nhiên, nếu có từ 02 người trở lên có tổng kết quả điểm thi môn chuyên môn, nghiệp vụ bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì chọn người trúng tuyển nâng ngạch công chức theo thứ tự:
– Công chức là nữ;
– Công chức là người dân tộc thiểu số;
– Công chức nhiều tuổi hơn (tính theo ngày, tháng, năm sinh);
– Công chức có thời gian công tác nhiều hơn.
Nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức có văn bản trao đổi với người đứng đầu cơ quan quản lý công chức và quyết định người trúng tuyển theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan quản lý công chức.
Bước 5: Phúc khảo
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thiện chấm thi, Hội đồng thi nâng ngạch công chức công khai trên trang thông tin điên tử hoặc cổng thông tin điện tử và gửi bằng văn bản đến cơ quan quản lý công chức về điểm thi để thông báo cho người dự thi.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo điểm thi, công chức có quyền phúc khảo kết quả điểm của môn kiến thức chung, ngoại ngữ, tin học (nếu thi trên giấy) và môn chuyên môn, nghiệp vụ. Kết quả phúc khảo được công bố chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.
– Chậm nhất 05 ngày làm việc từ ngày công bố kết quả chấm phúc khảo, Hội đồng thi nâng ngạch báo cáo người đứng đầu cơ quan tổ chức thi phê duyệt kết quả và danh sách công chức trúng tuyển.
Bước 6: Bổ nhiệm vào ngạch công chức mới
– Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả, cơ quan quản lý công chức có công chức dự thi sẽ được thông báo kết quả thi và danh sách công chức trúng tuyển bằng văn bản.
– Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được danh sách công chức trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra