Hoa hậu Quốc tế (tiếng anh là: Miss International), tên chính thức: Cuộc thi Sắc đẹp Quốc tế (The International Beauty Pageant), là cuộc thi sắc đẹp quốc tế lâu đời và có quy mô lớn thứ ba trên thế giới. Vậy để trở thành thí sinh dự thi cuộc thi Hoa hậu quốc tế thí sinh cần làm gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký dự thi Hoa hậu quốc tế là gì?
Mẫu đơn đăng ký dự thi Hoa hậu quốc tế là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được đăng ký tham gia dự thi hoa hậu quốc tế. Mẫu đơn đăng ký nêu rõ thông tin của cá nhân người làm đơn, thời gian và địa điểm tham gia cuộc thi…
Mẫu đơn đăng ký dự thi Hoa hậu quốc tế được dùng để gửi tới ban tổ chức cuộc thi hoa hậu quốc tế để đang ký dự thi Hoa hậu quốc tế.
2. Mẫu đơn đăng ký dự thi Hoa hậu quốc tế mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN ĐĂNG KÝ DỰ THI HOA HẬU QUỐC TẾ
Kính gửi: Ban tổ chức cuộc thi …
1. Tên thí sinh: … Năm sinh: …
2. Đã đạt danh hiệu: … tại cuộc thi: …
3. Nhận được giấy mời của Ban tổ chức cuộc thi: …
4. Tôi đăng ký tham dự cuộc thi: …
5. Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thí sinh đi dự thi: …
6. Thời gian: Từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm …
7. Địa điểm: …
8. Cam kết:
– Thực hiện đúng các quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu; các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan và các quy định của Ban tổ chức, pháp luật nước sở tại.
– Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký dự thi./.
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký dự thi Hoa hậu quốc tế:
– Phần kính gửi: ghi rõ tên ban tổ chức cuộc thi;
– Phần nội dung: ghi cụ thể về thông tin cá nhân để dự thi Hoa hậu quốc tế.
4. Một số quy định về dự thi Hoa hậu quốc tế:
4.1. Điều kiện đối với cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu:
Căn cứ Theo Điều 19 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định Điều kiện đối với cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu
1.Có giấy mời của tổ chức, cá nhân tổ chức cuộc thi.
2.Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
3.Không trong thời gian bị đình chỉ hoạt động biểu diễn nghệ thuật theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ Theo Điều 20 Nghị định 144/2020/NĐ-CP quy định ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu:
1.Cá nhân Việt Nam ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu phải thực hiện thủ tục đề nghị cơ quan chuyên môn về văn hóa thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cá nhân cư trú cấp văn bản xác nhận dự thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài.
2.Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục:
– Tờ khai về việc ra nước ngoài dự thi người đẹp, người mẫu (theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
– Bản sao giấy mời dự thi kèm theo bản dịch tiếng Việt có chứng thực chữ ký người dịch.
3. Thủ tục cấp văn bản xác nhận:
– Cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận (theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) đồng thời đăng tải trên hệ thống thông tin điện tử. Trường hợp không xác nhận, phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do;
– Trường hợp thay đổi nội dung đã được xác nhận, cá nhân có văn bản nêu rõ lý do gửi trực tiếp; qua bưu chính hoặc trực tuyến tới cơ quan đã xác nhận. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đã xác nhận phải xem xét, quyết định và thông báo kết quả bằng văn bản tới cá nhân đề nghị.
4. Cá nhân chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận theo thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này không sử dụng danh hiệu đạt được tại cuộc thi người đẹp, người mẫu ở nước ngoài trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam.
4.2. Quy định đối tượng tổ chức thi người đẹp, người mẫu:
Căn cứ theo
– Đối tượng tổ chức thi người đẹp và người mẫu
1. Tổ chức Việt Nam có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật hoặc quyết định thành lập có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức nước ngoài phối hợp với tổ chức Việt Nam có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật hoặc quyết định thành lập có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tổ chức cuộc thi tại Việt Nam.
1. Điều kiện đối với thí sinh:
– Đã đạt danh hiệu chính tại các cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước;
– Được một tổ chức Việt Nam có đăng ký kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật hoặc quyết định thành lập có chức năng hoạt động văn hóa, nghệ thuật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm đại diện thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế và đưa đi dự thi.
2. Thủ tục cấp giấy phép cho thí sinh tham dự cuộc thi người đẹp và người mẫu quốc tế:
Tổ chức đại diện đề nghị cấp giấy phép dự thi người đẹp, người mẫu quốc tế gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Hồ sơ gồm:
– 01 đơn đề nghị cấp giấy phép dự thi (Mẫu số 05);
– 01 bản sơ yếu lý lịch của thí sinh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
– 01 đơn đăng ký dự thi của thí sinh;
– 01 bản sao giấy mời tham dự cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế của tổ chức nước ngoài;
– 01 bản sao bằng chứng nhận danh hiệu của cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước;
– 01 bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đối tượng lần đầu thực hiện thủ tục hành chính và đối tượng trong quá trình hoạt động đã có hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này nộp bản sao có chứng thực hoặc mang bản gốc để đối chiếu).
3. Thời hạn cấp giấy phép: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp giấy phép. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Thẩm quyền và thủ tục cấp, thu hồi giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu:
1. Bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này cấp giấy phép phê duyệt nội dung.
2. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu:
– Cục Nghệ thuật biểu diễn tiếp nhận hồ sơ, cấp, thu hồi giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu do các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương sản xuất hoặc nhập khẩu;
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận hồ sơ, cấp, thu hồi giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu do các tổ chức thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu.
3. Thủ tục cấp giấy phép phê duyệt nội dung bản ghi âm ghi hình ca múa nhạc, sân khấu:
Tổ chức đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao. Hồ sơ gồm:
– 01 đơn đề nghị cấp giấy phép phê duyệt nội dung (Mẫu số 06);
– 01 danh Mục tác giả, tác phẩm, người biểu diễn;
– 01 bản nhạc và lời hoặc kịch bản văn học (đối với tác phẩm nước ngoài phải có bản dịch tiếng Việt có chứng nhận của công ty dịch thuật);
– 01 bản ghi âm, ghi hình có nội dung ca múa nhạc, sân khấu;
– 01 bản sao chứng thực quyết định phổ biến tác phẩm và quyết định cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn nghệ thuật (nếu trong chương trình có sử dụng tác phẩm sáng tác trước năm 1975, tác phẩm do người Việt Nam định cư ở nước ngoài sáng tác và nghệ sỹ là người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia biểu diễn);
– 01 mẫu thiết kế vỏ bản ghi âm, ghi hình;
– 01 bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đối tượng lần đầu thực hiện thủ tục hành chính và đối tượng trong quá trình hoạt động đã có hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này nộp bản sao có chứng thực hoặc mang bản gốc để đối chiếu).
4. Thời hạn cấp giấy phép:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm cấp giấy phép phê duyệt nội dung. Trường hợp cần gia hạn thời hạn thẩm định, cấp phép cũng không quá 07 ngày làm việc. Trường hợp không cấp giấy phép phê duyệt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu được cấp giấy phép phê duyệt nội dung, trước khi lưu hành rộng rãi phải dán nhãn kiểm soát. Nhãn kiểm soát do tổ chức sản xuất, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình in và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Thông tin trên nhãn kiểm soát phải thể hiện các nội dung sau: Chủ đề chương trình; số, ngày và cơ quan cấp giấy phép phê duyệt nội dung; số lượng bản ghi âm, ghi hình phát hành; địa chỉ, số điện thoại liên hệ và tên tổ chức được cấp phép phê duyệt nội dung;
– Bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu được cấp giấy phép phê duyệt nội dung và dán nhãn kiểm soát có hiệu lực lưu hành trên toàn quốc và khai báo hải quan khi thực hiện xuất khẩu.