Nghiệp vụ giám định không chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư. Vậy, Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ giám định được soạn thảo như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ giám định là gì?
Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”.
Định nghĩa này cho thấy, giám định thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nền tảng để thực hiện việc giám định là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ, phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp.
Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ giám định là mẫu văn bản của cá nhân, tổ chức gửi kèm hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền xin đăng ký dấu nghiệp vụ giám định.
Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ giám định thể hiện nguyện vọng của cá nhân, tổ chức khi muốn đăng ký dấu nghiệp vụ giám định để gửi tới cơ quan có thẩm quyền để đăng ký và là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền chấp nhận đăng ký dâu nghiệp vụ giám định.
2. Mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ giám định chi tiết nhất hiện nay:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…., ngày…. tháng…. năm….
ĐƠN ĐĂNG KÝ DẤU NGHIỆP VỤ
Kính gửi: Sở Công Thương tỉnh ….
Tên doanh nghiệp: (ghi bằng chữ in hoa) …
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): …
Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có): …
Địa chỉ của trụ sở chính: …
Điện thoại: …Fax: …
Email (nếu có): …
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/ Giấy chứng nhận đầu tư số: …
Cơ quan cấp: … Ngày cấp:… / …. / …
Vốn điều lệ: …
Nội dung đăng ký:
□ Cấp mới □ Thay đổi1 □ Bổ sung
Lĩnh vực thực hiện dịch vụ giám định: Ví dụ nông sản, lâm sản, thủy sản, khoáng sản, kim loại, hóa chất vv…
Doanh nghiệp cam kết hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự trung thực và chính xác của nội dung Đơn này và hồ sơ kèm theo.
Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên và đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn đăng ký dấu nghiệp vụ giám định chi tiết nhất hiện nay:
-Phần kính gửi ghi cụ thể tên Sở Công Thương tỉnh ….
-Phần nội dung ghi cụ thể thông tin cá nhân như: tên doanh nghiệp, tiên doanh nghiệp viết tắt và tên doanh nghiệp bằng tiếng anh; Ghi nõ nội dung đăng ký.
4. Trình tự thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ giám định:
Căn cứ pháp lý:
-
-Nghị định số 125/2014/NĐ-CP ngày 29/12/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về dịch vụ giám định thương mại tại Nghị định số 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 và
-Thông tư số 01/2015/TT-BCT ngày 12/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
-Quyết định số 58/2006/QĐ-BTC ngày 20/10/2006 của Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí đăng ký dấu nghiệp vụ.
4.1.Trình tự thủ tục:
Bước 1: Thương nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Công Thương (Số 163 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3), từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00). hoặc nộp qua bưu điện.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Công Thương tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
+Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định cấp Biên nhận hồ sơ.
+Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cho người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.
Nộp hồ sơ qua bưu điện: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và
Bước 4: Thương nhân căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – Sở Công Thương hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện.
Như vậy Thương nhân muốn đăng kí dấu nghiệp vụ giám định thì cần nộp hồ sơ trực tiếp tại sở công thương hoặc nộp qua bưu điện và trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công Thương có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và
4.2. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Bản chính Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2015/TT-BCT.
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau
– Bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
– Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp
+ Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà doanh nghiệp đăng ký
Trường hợp thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì doanh nghiệp gửi bản scan từ bản gốc các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 01/2015/TT-BCT.
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ hồ sơ, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho thương nhân yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định cho thương nhân bằng văn bản.
Trường hợp thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ trong chứng thư giám định, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải đăng ký với cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ nơi thương nhân đăng ký kinh doanh. Trình tự giải quyết và hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ tương tự như trình tự đăng ký dấu nghiệp vụ. Thương nhân chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc đã đăng ký dấu nghiệp vụ tại nơi chuyển đi đến cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ nơi chuyển đến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến và không phải làm thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ.
Dấu nghiệp vụ đã đăng ký bị xóa khỏi Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ trong các trường hợp: i) thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh; ii) thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư; iii) thương nhân hoặc người đại diện có thẩm quyền của thương nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động giám định.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại có trách nhiệm nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ. Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thu hồi dấu nghiệp vụ và công bố công khai việc thu hồi này.
4.3. Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ:
-Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là Sở Công Thương tại nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.
– Trách nhiệm của cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ:
+ Thực hiện đăng ký dấu nghiệp vụ quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 01/2015/TT-BCT;
+ Thực hiện đầy đủ các chế độ lưu trữ hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ theo quy định của pháp luật về lưu trữ;
+ Kiểm tra, thanh tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại; tiến hành kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định khi cần thiết để kịp thời xóa đăng ký dấu nghiệp vụ trong những trường hợp quy định tại Điều 12 của Nghị định số 20/2006/NĐ-CP;
+ Kịp thời báo cáo và phối hợp với Bộ Công Thương trong trường hợp phát sinh vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai.
Hồ sơ, trình tự đăng ký thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ:
– Trường hợp thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ trong chứng thư giám định, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải đăng ký với cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.
-Trình tự giải quyết và hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 01/2015/TT-BCT.
Như vậy, khi thương nhân chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc đã đăng ký dấu nghiệp vụ tại nơi chuyển đi đến cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ nơi chuyển đến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến và không phải làm thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ.