An toàn dịch bệnh động vật là sử dụng các biện pháp kỹ thuật được áp dụng nhằm ngăn ngừa sự tiếp xúc và lây lan của các tác nhân gây bệnh tự nhiên hoặc do con người gây ra trong các hoạt động chăn nuôi, sản xuất giống... đối với động vật. Các cơ sở chăn nuôi động vật đều phải có đủ điều kiện về an toàn dịch bệnh động vật.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là gì?
Mẫu đơn đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh là mẫu đơn do các cơ sở chăn nuôi lập ra gửi đến các cơ sở y tế thú y
Mẫu đơn đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do các cơ sở chăn nuôi dùng để xin chứng nhận cơ sở của mình an toàn dịch bệnh động vật, có thể là đăng ký lần đầu hoặc cấp lại, đổi lại đăng ký.
2. Mẫu đơn đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————–
….., ngày …… tháng ….. năm ……
ĐƠN ĐĂNG KÝ
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
Kính gửi: …(1)
1. Tên cơ sở: ………(2)
Địa chỉ: …..(3)
Điện thoại: ………. Fax: ………….. Email: …..(4)
2. Tên chủ cơ sở: ……(5)
Địa chỉ thường trú: …….(6)
Điện thoại: ……… Fax: ………… Email: ….(7)
3. Đăng ký chứng nhận:
Lần đầu
Cấp lại
Đổi lại
Đánh giá lại
Bổ sung
Lý do khác: …..
(ghi cụ thể lý do đối với trường hợp Cấp đổi: …….)
4. Loại hình hoạt động:….(8)
5. Thị trường tiêu thụ: (9)
6. Cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn đối với bệnh ……..(10)
trên đối tượng …….
7. Hồ sơ đăng ký gồm: (Liệt kê thành phần hồ sơ theo quy định) …(11)
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu) (*
(*) Ghi rõ họ tên, đóng dấu (đối với cơ sở có sử dụng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1) : Điền tên cơ quan thú y
(2): Điền tên cơ sở chăn nuôi
(3): Điền địa chỉ của cơ sở chăn nuôi
(4): Điền số điện thoại/ số fax/ email của cơ sở chăn nuôi
(5): Điền tên chủ cơ sở chăn nuôi
(6): Điền địa chỉ thường trú của chủ cơ sở chăn nuôi
(7): Điền số điện thoại/ fax/ email của chủ cơ sở chăn nuôi
(8): Điền loại hình hoạt động
(9): Điền thị trường tiêu thụ
(10): Điền tên cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh
(11): Điền thành phần hồ sơ đăng ký
4. Những quy định của pháp luật về quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
– Căn cứ: Thông tư 14/2016/TT- BNNPTNT
Về thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
– Cục Thú y tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật trên cạn, vùng an toàn dịch bệnh động vật thủy sản; thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, sản xuất thủy sản giống theo yêu cầu của chủ cơ sở hoặc yêu cầu của nước nhập khẩu; cơ sở sản xuất thủy sản giống bố mẹ.
– Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh (sau đây gọi là Chi cục Thú y) tổ chức thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với cơ sở chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi cấp xã, cơ sở nuôi trồng thủy sản, cơ sở sản xuất thủy sản giống trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
– Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật sau đây gọi chung là Cơ quan thú y.
Về phí và lệ phí
Việc thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Về quyền lợi của vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh
– Được hưởng các quyền lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 55 của Luật thú y.
– Đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn: Được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra khỏi vùng dịch theo quy định tại
– Đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh thủy sản: Được xem xét để xuất bán động vật thủy sản thương phẩm mà không phải qua sơ chế, chế biến khi có công bố dịch tại địa phương theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản (sau đây gọi chung là Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT).
– Được xem xét cấp chứng nhận đạt Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP) hoặc Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) khi có yêu cầu.
– Được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.
Về hồ sơ đăng ký:
– Chủ cơ sở lập hồ sơ đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh và nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử (email) đến Cơ quan thú y theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này. Hồ sơ gồm:
+ Đơn đăng ký (Phụ lục VIa);
+ Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn (Phụ lục IIa) hoặc Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản (Phụ lục VII);
+ Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 21 của Thông tư này;
+ Bản sao kết quả kiểm tra, phân loại cơ sở còn hiệu lực (nếu có) theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT);
+ Bản sao Giấy chứng nhận VietGAHP (đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn) hoặc VietGAP (đối với sản xuất giống, nuôi động vật thủy sản thương phẩm) còn hiệu lực (nếu có).
– Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cơ quan thú y, hồ sơ bao gồm:
+ Văn bản đề nghị (Phụ lục VIb);
+ Báo cáo điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh động vật trên cạn đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục IIb);
+ Báo cáo kết quả giám sát được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Về nội dung kiểm tra, đánh giá tại cơ sở:
– Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận VietGAP hoặc cơ sở sản xuất, nuôi trồng thủy sản đã được kiểm tra, xếp loại A hoặc loại B theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, nội dung kiểm tra gồm:
+ Kiến thức và thực hành của người trực tiếp tham gia sản xuất, nuôi trồng thủy sản về dấu hiệu bệnh lý, xử lý tình huống khi cơ sở xuất hiện bệnh đăng ký chứng nhận;
+ Thực trạng sức khỏe động vật; việc áp dụng các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn mối nguy dịch bệnh từ bên ngoài và bên trong cơ sở;
+ Kết quả thực hiện Kế hoạch giám sát theo quy định tại Điều 18 của Thông tư này;
+ Kết quả công tác quản lý hoạt động thú y tại cơ sở theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Thông tư này.
– Đối với cơ sở có Giấy chứng nhận VietGAHP hoặc cơ sở chăn nuôi đã được kiểm tra, xếp loại A hoặc loại B theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT, kiểm tra việc thực hiện hoạt động giám sát theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
– Đối với cơ sở không có Giấy chứng nhận VietGAHP hoặc VietGAP hoặc đã kiểm tra nhưng chưa đạt yêu cầu theo quy định của Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT được thực hiện như sau:
+ Đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn: Nội dung kiểm tra theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Thông tư này. Biên bản kiểm tra, đánh giá tại cơ sở theo quy định Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản: Nội dung kiểm tra theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tại Điều 15 của Thông tư này.
– Trong quá trình kiểm tra:
+ Đối với cơ sở chăn nuôi động vật trên cạn: Thực hiện lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm bệnh đăng ký an toàn dịch bệnh. Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm được Cơ quan thú y bổ sung vào hồ sơ đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh của cơ sở;
+ Đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, Đoàn đánh giá lấy mẫu gửi Phòng thử nghiệm được chỉ định để xét nghiệm.
– Tại thời điểm kết thúc việc kiểm tra, Đoàn đánh giá lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục Ia hoặc Phụ lục VIIIa hoặc Phụ lục VIIIb ban hành kèm theo Thông tư này;
– Đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã, nội dung kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Thông tư này.
Về cấp Giấy chứng nhận
– Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Thông tư này, Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu; trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan thú y phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.
– Mẫu Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật:
+ Cục Thú y cấp giấy theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
+ Chi cục Thú y cấp giấy theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.
– Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật: 05 (năm) năm kể từ ngày cấp.
– Cơ sở có nhu cầu chuyển đổi Giấy chứng nhận do Chi cục Thú y cấp sang Giấy chứng nhận do Cục Thú y cấp, thực hiện như sau:
+ Nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc email đến Cục Thú y, hồ sơ bao gồm: Đơn đăng ký (Phụ lục VIa) hoặc văn bản đề nghị đối với cơ sở chăn nuôi cấp xã (Phụ lục VIb); báo cáo kết quả giám sát được Chi cục Thú y xác nhận đã thẩm định (đối với cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản); bản sao các kết quả xét nghiệm, biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá và Giấy chứng nhận đã được cấp;
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y thẩm định nội dung hồ sơ và cấp đổi Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu. Thời hạn của Giấy chứng nhận được cấp đổi tương đương với thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y cấp. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, Cục Thú y trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do và hướng dẫn cơ sở khắc phục các nội dung chưa đạt yêu cầu.