Khi tham gia vào các hạng mục đầu tư, chủ đầu tư cần làm đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư nộp lên Bộ kế hoạch và đầu tư để xin cấp phép. Vậy, mẫu đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư được quy định như thế nào và có nội dung ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư là gì?
Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định để thực hiện hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác. Mẫu đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư là thủ tục hành chính bắt buộc để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét về việc cấp giấy phép cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào các dự án đầu tư. Mẫu đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư có vai trò quan trọng và được sử dụng phổ biến trong thực tế.
Mẫu đơn đăng ký cấp phép đầu tư là mẫu đơn được cá nhân chủ đầu tư lập ra và gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đăng ký về việc cấp giấy phép đầu tư. Mẫu đơn nêu rõ thông tin chủ đầu tư, doanh nghiệp xin thành lập, vốn đầu tư, các tài liệu kèm theo,… Sau khi hoàn thành việc lập biên bản các bên Việt Nam và các bên nước ngoài phải ký tên và đóng dấu vào biên bản thì biên bản mới có giá trị. Các bên phải cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung biên bản.
2. Mẫu đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
…..…, ngày…….tháng…….năm….
ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ
Kính gửi: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (UBND tỉnh, thành phố….)
Những người ký dưới đây trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư (UBND tỉnh, thành phố…) đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư theo
1. Chủ đầu tư:
Tên công ty………
Đại diện được uỷ quyền:………
– Họ, tên, năm, sinh…….. quốc tịch ………
– Số hộ chiếu……. Ngày cấp ……… Nơi cấp ………
– Chức vụ ……
– Địa chỉ thường trú: ………
– Trụ sở chính: ………
– Điện thoại………Telex……… Fax……..
– Nghành kinh doanh chính ……..
– Cấp giấy phép thành lập Công ty: ……..
– Đăng ký tại:……. Ngày ……….
– Vốn đăng ký: …….
(Nếu có nhiều chủ đầu tư thì mô tả riêng từng chủ đầu tư)
2. Doanh nghiệp xin thành lập
Tên gọi của doanh nghiệp
– Tên tiếng Việt …….
– Tên tiếng Anh: ………
3. Hình thức đầu tư: (100% vốn nước ngoài; Liên Doanh; Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng).
4. Mặt bằng địa điểm và xây dựng – kiến trúc
– Địa chỉ (xã huyện, tỉnh), ranh giới và / hoặc tọa độ địa lý của địa điểm dự án (kèm theo bản vẽ)
– Diện tích mặt đất, mặt nước, mặt biển sử dụng cho dự án và mức tiền thuê đất.
– Nguồn gốc khu đất và trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Giá trị đền bù, giải phóng mặt bằng trên cơ sở thoả thuận với UBND tỉnh, thành phố.
– Sơ đồ tổng mặt bằng (kèm theo bản vẽ)
5. Thời hạn hoạt động của doanh nghiệp:
6. Mục tiêu, phạm vi hoạt động chính của doanh nghiệp hoặc
6. Vốn đầu tư:
6.1 Tổng vốn đầu tư dự kiến…..USD, trong đó:
– Vốn cố định………USD, bao gồm:
+ Nhà xưởng…….m2, trị giá…….USD
+ Văn phòng…….m2, trị giá…….USD
+ Máy móc, thiết bị:…. USD
+ Vốn cố định khác:….. USD
– Vốn lưu động:…… USD
6.2 Nguồn vốn:
Tổng số:…… USD, trong đó:
– Vốn pháp định (hoặc vốn góp):….. USD, trong đó:
+ Bên/ các bên Việt Nam góp:…… USD, gồm
* Tiền………USD
* Tài sản khác…… tương đương……USD
+ Bên/ các bên nước ngoài góp:……. USD, gồm:
* Tiền nước ngoài:…… USD
* Thiết bị, máy móc, vật tư…… trị giá USD
* Vốn khác gồm:…… trị giá USD
– Vốn vay:….. USD. Nêu rõ trách nhiệm Bên dàn xếp vốn vay, các điều kiện vay trả, bảo lãnh.
7. Danh mục các sản phẩm chủ yếu và dự kiến tỷ lệ xuất khẩu:
Tên sản phẩm | Đơn vị | Năm thứ nhất | Năm thứ hai | Năm sx ổn định | ||||||
Tổng số | Tỷ lệ (%) | XK | Tổng số | Tỷ lệ (%) | XK | Tổng số | Tỷ lệ (%) | XK | ||
|
8. Quy trình công nghệ chủ yếu: trình bày rõ quy định công nghệ hoặc sơ đồ quy trình công nghệ chủ yếu.
9. Danh mục, máy móc thiết bị
Tên thiết bị
| Đặc tính kỹ thuật chính | Số lượng | Ước giá | Giá trị |
|
Ghi chú: Nếu là thiết bị đã qua sử dụng, thì cần bổ sung, năm sản xuất, đánh giá chất lượng và giá trị còn lại, các biện pháp tân trang, sửa chữa, và nâng cấp sẽ được áp dụng. Biên bản giám định máy móc, thiết bị (nếu có).
10. Môi trường: Cam kết thực hiện các tiêu chuẩn về môi trường và các quy định của Nhà nước Việt Nam.
11. Các nhu cầu cho sản xuất.
– Nhu cầu về lao động năm sản xuất ổn định, trong đó chia ra tổng số người Việt Nam và người nước ngoài
– Nhu cầu về điện vào năm sản xuất ổn định:…….. KW/ năm
– Nhu cầu về nước vào năm sản xuất ổn định:…… m3/ ngày đêm
– Nhu cầu về nguyên liệu chính vào năm sản xuất ổn định
Tên nguyên liệu | Số lượng | Ước giá | Dự kiến nguồn cung cấp (nhập khẩu, nội địa) |
12. Tiến độ thực hiện dự án (kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư)
– Hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp: tháng thứ…..
– Khởi công xây dựng: tháng ………..
– Vận hành thử: tháng thứ…………..
– Sản xuất thương mại: tháng thứ…….
13. Cân đối ngoại tệ của dự án:……..
14. Kiến nghị về ưu đãi:……
III. Chúng tôi xin cam kết:
Chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự chung thực và sự chính xác của nội dung đơn xin và hồ sơ kèm theo.
Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy phép đầu tư.
Các tài liệu gửi kèm theo Đơn này gồm:
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu Hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng): Hợp đồng liên doanh và Điều lệ liên doanh (nếu là Doanh nghiệp liên doanh); Điều lệ doanh nghiệp (nếu là Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài). Những tài liệu nêu trên đựoc lập theo mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm theo công văn 1611/BKH- VPTĐ ngày 18 tháng 3 năm 1997.
Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các Bên (Chứng nhận của Ngân hàng được báo cáo hoạt động tài chính trong hai năm gần nhất);
Các hồ sơ quy định tại ……….
Lập tại ,ngày……..tháng…..năm…
Bên (các Bên) Việt Nam
(Ký tên, đóng dấu)
Bên (các Bên) nước ngoài
(Ký tên, đóng dấu nếu có)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư:
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư.
+ Thời gian và địa điểm viết đơn.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin cơ quan tiếp nhận đơn.
+ Thông tin chủ đầu tư.
+ Cam kết của các bên.
+ Các tài liệu kèm theo.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập biên bản.
+ Ký và ghi rõ họ tên của bên Việt Nam.
+ Ký và ghi rõ họ tên của nước ngoài.
4. Một số vấn đề liên quan về giấy phép đầu tư:
4.1. Giấy phép đầu tư là gì?
– Giấy phép đầu tư là Văn bản do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thể hiện sự chấp thuận của Nhà nước Việt Nam đối với việc thực hiện dự án đó.
– Giấy phép đầu tư là cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư tiến hành hoạt động kinh doanh dưới hình thức nhất định như hợp tác kinh doanh, thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Đối với doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì giấy phép đầu tư còn có giá trị như Giấy đăng ký kinh doanh.
– Văn bản do cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài cấp cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thể hiện sự chấp thuận của Nhà nước Việt Nam đối với việc thực hiện dự án đó.
4.2. Hồ sơ xin giấy phép đầu tư:
– Đối với dự án đầu tư trong nước:
Trường hợp xin giấy phép đầu tư
+ Dự án có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đến 300 tỷ đồng Việt Nam.
+ Dự án không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Hồ sơ xin giấy phép đầu tư như sau:
+ Đơn đăng ký cấp giấy phép đầu tư.
+ Bản đăng ký đầu tư.
+ Dự án đầu tư gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm thực hiện dự án đầu tư; Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án.
+ Một số văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư.
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.
+ Nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường.
+ Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
– Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
+ Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu).
+ Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu hoặc CMTND đối với nhà đầu tư là cá nhân.
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.
+ Giải trình kinh tế – kỹ thuật bao gồm: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và cam kết việc bảo vệ môi trường.
+ Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.
Đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
+ Hồ sơ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, cũng như hồ sơ dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Tuy nhiên, nhà đầu tư phải chuẩn bị thêm hồ sơ: giải trình điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng.
+ Có thể nói với chính sách ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài, đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo chiều hướng tích cực. Những thông tin trên đây đã giúp quý khách hiểu rõ hơn về giấy phép đầu tư, cũng như những quy định để được cấp. Điều này rất cần thiết để nhà đầu tư có thể hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, vì thế các nhà đầu tư cần phải lưu ý.