Cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoạt động phải được sự cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp muốn bổ sung hoặc thay đổi nghề đạo tạo phải tiến hành làm đơn đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo. Đơn đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo là gì?
Đơn đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo là văn bản được soạn thảo bởi cơ sở đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm mục đích xin đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo. Nội dung đơn nêu rõ nghề đào tạo đươc bổ sung, thay đổi.
Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp.
Pháp luật về giáo dục nghề nghiệp nước ta cho phép và quy định về các trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong những trường hợp sau:
– Tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, nghề đào tạo vượt từ 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh/năm được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
– Bổ sung ngành, nghề đào tạo (mở ngành, nghề đào tạo mới).
– Bổ sung hoặc thay đổi trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh quy mô tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề.
– Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có liên quan đến nội dung ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
– Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.
– Thành lập phân hiệu mới có tổ chức hoạt động đào tạo.
– Mở thêm địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu.
– Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
– Thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Căn cứ pháp lý: Điều 18 Nghị định 143/2016/NĐ-CP
Như vậy, việc đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo thuộc một trong số các trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đăng ký bộ sung theo quy định của pháp luật.
Đơn đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ đăng ký thay đổi, bổ sung nghề đào tạo.
Đơn đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt.
2. Mẫu đơn đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo mới nhất hiện nay:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
…, ngày…… tháng…… năm …..
ĐƠN ĐĂNG KÝ BỔ SUNG (THAY ĐỔI) NGHỀ ĐÀO TẠO
Kính gửi: ……
– Tên cơ sở dạy nghề: ……..
– Số đăng ký: ….
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: ……….ngày…..tháng…..năm…..
– Địa chỉ trụ sở chính của cơ sở dạy nghề: …..
– Những nghề đào tạo đã đăng ký:
+ ……
– Nghề đào tạo đăng ký bổ sung (thay đổi):
+ ……..
– Họ và tên, nơi cư trú của người đại diện theo pháp luật của cơ sở dạy nghề:…..
Điện thoại:……
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký bổ sung, thay đổi nghề đào tạo chi tiết nhất:
Phần thông tin của cơ sở dạy nghề:
– Tên cơ sở dạy nghề: Ghi theo tên đăng ký trên giấy phép hoạt động của cơ sở
– Số đăng ký: Ghi theo số đăng ký trên GPHĐ
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số: ……….ngày…..tháng…..năm…..
– Địa chỉ trụ sở chính của cơ sở dạy nghề: Ghi theo địa chỉ trụ sở chính hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
– Những nghề đào tạo đã đăng ký:
Liệt kê tất cả những nghề đào tạo đã đăng ký một cách chính xác, trung thực
– Nghề đào tạo đăng ký bổ sung (thay đổi):
Tại mục này cơ sở GDNN liệt kê những nghề đào tạo đăng ký bổ sung(thay đổi). Tùy vào từng điều kiện thực tế mà nhưng ngành nghề đào tạo bổ sung, thay đổi của các cơ sở GDNN là khác nhau.
– Họ và tên, nơi cư trú của người đại diện theo pháp luật của cơ sở dạy nghề: Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
4. Thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp:
Căn cứ pháp lý : Điều 19, 20 Nghị định 143/2016/NĐ-CP
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Văn bản đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP
– Báo cáo các điều kiện bảo đảm đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này kèm theo các giấy tờ chứng minh.
Bước 2: Gửi hồ sơ
Đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học:
+ Gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Tổng cục Dạy nghề
Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp:
+ Gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở. Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu, địa điểm đào tạo khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính thì gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt phân hiệu, địa điểm đào tạo khác của cơ sở
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Dạy nghề tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 143/216/NĐ-CP
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Tổng cục Dạy nghề gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp để thực hiện quản lý theo địa bàn.
– Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp:
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.
Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế,…Chính vì những lý do này mà trong những năm gần đây đã có sự ra đời của rất nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nhằm quản lý chặt chẽ những cơ sở này để đảm bảo nguồn chất lượng giáo dục tốt nhất, pháp
Cụ thể, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
– Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
– Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;
– Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật…
Căn cứ pháp lý: Nghi định 143/2016/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.