Để tiến hành đăng ký bán hàng hoàn thuế, doanh nghiệp phải gửi đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế đến cơ quan có thẩm quyền. Đơn đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?
- 2 2. Khi nào soạn thảo đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng:
- 3 3. Mẫu đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất:
- 4 4. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng:
- 5 5. Thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng:
- 6 6. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng:
1. Đơn đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng là gì?
Đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng được soạn thảo bởi doanh nghiệp gửi đên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đăng ký bàn hàng hoàn thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, theo quy định tại Điều 11
– Hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép của Bộ Công Thương hoặc Danh mục hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP
– Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 3 tháng 6 năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
– Hàng hóa không thuộc đối tượng cấm đưa lên tàu bay quy định tại Điều 12 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
– Hàng hóa không thuộc các mặt hàng được hoàn thuế giá trị gia tăng của người nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 08/2003/TT-BTC ngày 15/1/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn hoàn thuế giá trị gia tăng đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
– Hàng hóa mua tại doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, chưa qua sử dụng, còn nguyên đai, nguyên kiện khi mua hàng, có hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được lập trong thời gian tối đa 60 (sáu mươi) ngày tính đến ngày người nước ngoài xuất cảnh.”
– Trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế mua tại 01 (một) cửa hàng trong 01 (một) ngày (kể cả cộng gộp nhiều hóa đơn mua hàng trong cùng 01 ngày tại 01 cửa hàng) tối thiểu từ 02 (hai) triệu đồng trở lên.
Theo như quy định trên, chỉ những danh mục hàng hóa được quy định bởi nhà nước về hoàn thuế giá trị gia tăng mới thực hiện thủ tục đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng. Mọi hoạt động đăng ký và cấp phép bàn hàng hoàn thuế giá trị giá tăng đối với hàng hóa nằm ngoài danh mục quy định đều là trái pháp luật.
2. Khi nào soạn thảo đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng:
Doanh nghiệp gửi đơn đăng ký bàn hàng hoàn thuế giá trị gia tăng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
– Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, kinh doanh các mặt hàng được hoàn thuế theo quy định tại Điều 11
+ Trụ sở chính của doanh nghiệp
+ Chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp
+ Địa điểm đặt đại lý bán hàng cho doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
– Cam kết tham gia vào Hệ thống theo quy định tại Điều 4a
Căn cứ pháp lý: Điều 13 Thông tư 72/2014/TT-BTC
3. Mẫu đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Kính gửi: Cục Thuế/Chi cục Thuế…
Tên doanh nghiệp: ……(1)….
Mã số thuế: ….
Địa chỉ:….(1)…….
Số điện thoại…….; Số Fax:…..Email…….
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh: Số……. Ngày cấp……… Nơi cấp………
Ngành nghề kinh doanh:…….(chỉ kê ngành nghề kinh doanh liên quan đến việc đăng ký cửa hàng bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng)
Nay, …..(1)……… đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo quy định tại
STT | Tên chi nhánh/cửa hàng/cửa hàng đại lý (2) | Mã số thuế | Địa chỉ thuế | Thông tin chữ ký số (3) | Cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh/cửa hàng/cửa hàng đại lý |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
.……(1) cam kết kinh doanh bán hàng hoàn thuế tại các địa điểm nêu trên, lập hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế trên Hệ thống khi bán hàng hoặc chuyển dữ liệu hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đã lập đến Hệ thống và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết này.
… (1) ……. kính đề nghị Cục Thuế/Chi cục Thuế…… công nhận ….…(1) là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh.
Nơi nhận:
– Như trên
– Lưu VT,…
NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(ký tên, đóng dấu)
(1) Ghi tên, địa chỉ doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp đăng ký
(2) Ghi tên chi nhánh/ cửa hàng của doanh nghiệp/cửa hàng đại lý;
(3) Ghi chi tiết theo các thông tin sau; số định danh chứng thư số, tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số, tên người được cấp chứng thư số, ngày hiệu lực, ngày hết hiệu lực, khóa công khai Trường hợp các địa điểm bán hàng đều dùng chung một chữ ký số thì chỉ phải ghi một lần;
(4) Trường hợp doanh nghiệp đăng ký điểm bán hàng cho chi nhánh, cửa hàng, cửa hàng đại lý thì gửi cho cơ quan thuế nơi quản lý chi nhánh, cửa hàng, cửa hàng đại lý 01 bản để biết và thực hiện
4. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng:
– Mục Kính gửi: Ghi thông tin Cục Thuế/Chi cục Thuế nơi gửi đơn đăng ký
– Tên doanh nghiệp: Ghi tên doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp đăng ký
– Mã số thuế: Ghi chính xác mã số thuế doanh nghiệp được cấp
– Địa chỉ: Ghi tên, địa chỉ doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp đăng ký
– Ngành nghề kinh doanh: Chỉ kê ngành nghề kinh doanh liên quan đến việc đăng ký cửa hàng bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng
– Doanh nghiệp kê khai chính xác những địa điểm bán hàng hoàn thuế GTGT theo các tiêu chí trong bảng
– Doanh nghiệp cam kết kinh doanh bán hàng hoàn thuế tại các địa điểm khai trong bảng
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (ký tên, đóng dấu)
5. Thủ tục lựa chọn doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng:
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, 3 Điều 13 Thông tư 72/2014/TT-BTC
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế gồm:
– Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 72/2014/TT-BTC
– Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của doanh nghiệp.
Bước 2: Gửi hồ sơ
– Doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký bán hàng hoàn thuế tại chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính thì chi nhánh, cửa hàng gửi hồ sơ đăng ký đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, trong thời hạn ba (03) ngày làm Việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có văn bản
– Nếu hồ sơ không đáp ứng điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ có văn bản trả lời cho doanh nghiệp
– Nếu hồ sơ đầy đủ, đáp ứng các điều kiện quy định, trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản công nhận và gửi cho doanh nghiệp (đối với trường hợp cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp là Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc Chi cục thuế gửi hồ sơ đề nghị Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản công nhận doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng (đối với trường hợp cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp là Chi cục thuế).
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chi cục thuế, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có văn bản công nhận và gửi cho doanh nghiệp.”
6. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng:
Quyền của Doanh nghiệp:
– Được áp dụng các hình thức tuyên truyền, quảng cáo bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh phù hợp với quy định của pháp luật về quảng cáo.
– Đăng ký việc bán hàng đúng địa chỉ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng.
– Trưng Biển
– Được cơ quan thuế, cơ quan hải quan hướng dẫn việc thực hiện liên quan đến hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
– In, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định của pháp luật về
– Tham gia vào hệ thống quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài theo phương thức điện tử của cơ quan quản lý thuế.
– Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về mẫu đơn đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cùng những thủ thục pháp lý liên quan. Để được tư vấn rõ hơn về biểu mẫu này hoặc có bất cứ vấn đề pháp luật gì cần được tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ.
Căn cứ pháp lý:
Thông tư số 72/2014/TT-BTC
Thông tư số 92/2019/TT-BTC