Để thực hiện hoạt động cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thì cần phải có hoạt động bán đấu giá cổ phần của doanh nghiệp. Với đặc thù là những doanh nghiệp sở hữu, thì hoạt động bán cổ phần cần phải đăng ký bán đấu giá. Khi đó, doanh nghiệp cần phải có đơn đăng ký bán đấu giá cổ phần công ty.
Mục lục bài viết
1. Đơn đăng ký bán đấu giá cổ phần công ty là gì?
Bán đấu giá cổ phần” là hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa công khai cho các đối tượng có sự cạnh tranh về giá.
Đơn đăng ký bán đấu giá cổ phần công ty là văn bản của trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước gửi tổ chức thực hiện bán đấu giá.
Đơn đăng ký bán đấu giá công ty cổ phần nhằm đăng ký với tổ chức thực hiện bán đấu giá, đề nghị tổ chức bán đấu giá xem xét việc thực hiện hoạt động tổ chức bán đấu giá cho doanh nghiệp đăng ký.
2. Mẫu đơn đang ký bán đấu giá cổ phần công ty là gì?
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————-
……, ngày …..tháng ….. năm …
ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐẤU GIÁ BÁN CỔ PHẦN VÀ ĐƯA CỔ PHẦN VÀO GIAO DỊCH TRÊN HỆ THỐNG GIAO DỊCH UPCOM
Kính gửi:
– …… (Tên Tổ chức thực hiện bán đấu giá)
– Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
– Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam
Thực hiện Quyết định số …..ngày….tháng….năm….của …….về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá, Ban chỉ đạo cổ phần hoá của (tên tổ chức phát hành) đăng ký thực hiện bán đấu giá cổ phần tại (Tên Tổ chức thực hiện bán đấu giá), đăng ký cổ phần và đăng ký giao dịch cổ phần trên hệ thống giao dịch UpCoM.
1. Thông tin về Tổ chức phát hành
– Tên giao dịch (đầy đủ):
– Tên Tiếng Anh:
– Tên viết tắt:
– Trụ sở chính:
– Điện thoại: Fax:
– Vốn điều lệ:
– Số tài khoản…..tại Ngân hàng:……
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: ………do:………cấp lần đầu ngày…, cấp thay đổi lần thứ…. ngày……
2. Thông tin về việc tổ chức đấu giá bán cổ phần
– Số lượng cổ phần bán đấu giá:…….
– Thời gian dự kiến tổ chức đấu giá:…………
3. Cổ phần đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCoM
– Đề xuất của công ty về mã cổ phần:……
Số lượng cổ phần đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch UpCoM là số cổ phần trúng đấu giá đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán.
Danh mục tài liệu đính kèm:
– Quyết định phê duyệt giá trị doanh nghiệp;
– Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa;
– Thông tin về doanh nghiệp cổ phần hóa (theo phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2018/TT-BTC ngày 4/5/2018 của Bộ Tài chính);
– Dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần;
– Các tài liệu khác liên quan đến cổ phần hóa doanh nghiệp (nếu có).
Ban chỉ đạo cổ phần hóa đề nghị các đơn vị phối hợp thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như trên;
– Cơ quan đại diện chủ sở hữu;– Lưu: VT, …..
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO CỔ PHẦN HOÁ
3. Hướng dẫn viết đơn đăng ký bán đấu giá cổ phần công ty:
Phần kính gửi cần khi tên của tổ chức thực hiện bán đấu giá mà doanh nghiệp lựa chọn
Tiếp đến là phần thực hiện quyết định thì ghi số của quyết định và ngày tháng năm của chủ thể quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp
Tên của tổ chức phát hành ghi tên đầy đủ, chính xác; sau đó ghi tên tiếng Anh, lên viết tắt của công ty
Phần trụ sở chính của doanh nghiệp thì ghi rõ số, đường, phường/xã, quận/huyện, thành phố/ tỉnh mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Vốn điều lệ của doanh nghiệp ghi theo giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Sau đó ghi phần số tài khoản, ngân hàng của doanh nghiệp.
Điền đầy đủ thông tin của Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Tiếp đó là điền về số lượng cổ phần bán đấu giá, và thời gian dự kiến tổ chức đấu giá và đề xuất của công ty về mã cổ phần.
4. Công ty bán đầu giá cổ phần:
Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, gọi là doanh nghiệp cổ phần hóa gồm:
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”
– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ (Nghị định 126/2017/NĐ- CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 140/2020/NĐ- CP, khoản 2 Điều 2)
Điều kiện để doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa
“1. Các doanh nghiệp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ;
b) Sau khi đã xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này mà giá trị thực tế doanh nghiệp bằng hoặc lớn hơn các khoản phải trả;
c) Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà đất theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc phạm vi sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Đối với các công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, ngoài phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với diện tích đất phi nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công phải có phương án sử dụng đất đối với diện tích đất nông nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại
5. Đăng ký bán đấu giá cổ phần, phương thức bán đấu giá cổ phần:
Thủ tục đăng ký bán đấu giá cổ phần do Ban chỉ đạo cổ phần hóa gồm:
– Gửi đơn đăng ký bán đấu giá và các tài liệu liên quan đến cổ phần hóa cho Tổ chức thực hiện bán đấu giá theo mẫu và danh mục tài liệu quy định tại phụ lục số 5 kèm theo Thông tư này, đồng gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội để thực hiện đồng thời việc đăng ký bán đấu giá bán cổ phần với đăng ký mã cổ phần, đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch số cổ phần trúng đấu giá.
– Ban Chỉ đạo cổ phần hóa ký hợp đồng hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp cổ phần hóa ký hợp đồng cung cấp dịch vụ đấu giá với Tổ chức thực hiện bán đấu giá cổ phần.
Phương thức đấu giá công khai (Điều 34 Nghị định 126/2017/NĐ- CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 140/2020/NĐ- CP)
1. Phương thức đấu giá được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân, trong nước và nước ngoài.
2. Việc tổ chức đấu giá công khai thực hiện tại Sở Giao dịch chứng khoán. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra có mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể xem xét, quyết định tổ chức đấu giá tại các công ty chứng khoán hoặc trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3.Trước khi bán cổ phần lần đầu tối thiểu 01 tháng, Ban Chỉ đạo phối hợp với Sở Giao dịch chứng khoán hoặc tổ chức đấu giá thực hiện công bố thông tin tại doanh nghiệp, tại nơi bán đấu giá, trên các phương tiện thông tin đại chúng và công bố công khai trên cổng thông tin điện tử Chính phủ.”
4. Giá bán theo phương thức đấu giá công khai là giá đấu thành công của từng nhà đầu tư. Nhà đầu tư trúng ở mức giá nào thì mua cổ phần ở mức giá đó nhưng không thấp hơn giá khởi điểm.
Tại thông tư số 40/2018/TT- BTC của Bộ Tài chính quy định chi tiết về phương thức bán đấu giá công khai tại Điều 7 như sau:
Nguyên tắc chung:
– Khi doanh nghiệp cổ phần hóa đăng ký bán đấu giá cổ phần lần đầu qua Tổ chức thực hiện bán đấu giá phải đồng thời thực hiện việc đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch cổ phần hoặc niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán (nếu đủ điều kiện niêm yết theo quy định pháp luật về chứng khoán).
– Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam và Sở giao dịch chứng khoán thực hiện đăng ký, lưu ký và đăng ký giao dịch/niêm yết cho số cổ phần trúng đấu giá đã được thanh toán. Số cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa được đăng ký, lưu ký theo hướng dẫn của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam và đăng ký giao dịch/niêm yết bổ sung trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành.
– Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện đăng ký số cổ phần trúng đấu giá đã được thanh toán và lưu ký cổ phần vào tài khoản lưu ký của nhà đầu tư theo thông tin do Tổ chức thực hiện bán đấu giá cung cấp.
Tổ chức bán đấu giá cổ phần:
– Việc tổ chức bán đấu giá công khai thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra có tổng mệnh giá dưới 10 tỷ đồng thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có thể xem xét, quyết định tổ chức đấu giá tại công ty chứng khoán hoặc trung tâm dịch vụ, doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản (sau đây gọi tắt là tổ chức trung gian).
– Việc tổ chức bán đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán.
– Địa điểm tổ chức bán đấu giá được quy định trong Quy chế bán đấu giá cổ phần.