Trong cuộc sống hôn nhân, do phát sinh nhiều mau thuẫn, hai vợ chồng không có tiếng nói chung nên quyết định đi đến ly hôn. Trong đó, quá trình hỏi ý kiến con cái là điều không thể hiểu. Dưới đây là mẫu đơn con xin ở với mẹ/bố có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đơn con xin ở với bố/mẹ:
Một trong những vấn đề cần phải giải quyết trong thủ tục ly hôn đó là giành quyền nuôi con, xác định ai là người trực tiếp nuôi con. Căn cứ theo quy định tại Điều 81 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ sẽ có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật và theo nguyện vọng của các bên, làm tròn nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, thỏa thuận về vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng con cái sau thời kỳ hôn nhân. Trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận, nhưng thỏa thuận đó vi phạm quy định của pháp luật và trái đạo đức xã hội thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Tòa án xét dựa vào các điều kiện và quyền lợi của mỗi bên để đưa ra quyết định về việc người nào có quyền trực tiếp nuôi con, giao đứa trẻ cho một người nuôi sao cho con cái có môi trường phát triển tốt nhất. Nếu con dưới 36 tháng tuổi thì mẹ sẽ là người trực tiếp nuôi con, chưa trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng và giáo dục con cái, hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì tòa án sẽ xem xét lại quyết định giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp người con từ đủ 07 tuổi trở lên thì cha mẹ sẽ phải xem xét nguyện vọng của con xem con muốn chung sống với ai, con muốn xin ở với bố hay ở với mẹ, sau đó cha mẹ vào tòa án sẽ cùng xem xét đâu là nơi ở tốt nhất dành cho con để đưa ra quyết định cuối cùng. Dưới đây là mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—***—
…, ngày … tháng … năm …
ĐƠN TRÌNH BÀY NGUYỆN VỌNG CỦA CON
Kính gửi: Tòa án nhân dân …
Con tên là: …
Sinh ngày: …
Địa chỉ: …
Cha con là: …
Mẹ con là: …
Hiện nay con học lớp: …
Trường: …
Con làm đơn này xin trình bày với Tòa án một nguyện vọng như sau: …
Nếu trường hợp cha mẹ ly hôn thì con xin được ở với …, vì … yêu thương con nhiều hơn, có điều kiện chăm sóc con tốt hơn. Còn … hay … nên con không muốn ở với …
Con làm đơn này kính mong Tòa án chấp nhận nguyện vọng được ở với … của con.
Cháu xin chân thành cảm ơn !
Xác nhận của cha và mẹ (Ký và ghi rõ họ tên) | Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
2. Hướng dẫn viết mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn:
Trong quá trình viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn, cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Việc lấy ý kiến của đứa trẻ phải đảm bảo sự thân thiện và phù hợp với tâm lý, phù hợp với lứa tuổi và mức độ trưởng thành, phù hợp với khả năng nhận thức của đứa trẻ;
– Phải đảm bảo lợi ích hợp pháp cho đứa trẻ;
– Phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của đứa trẻ;
– Phương pháp lấy ý kiến phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.
Bên cạnh đó, khi hai vợ chồng thuận tình ly hôn hoặc đơn phương ly hôn thì có thể nộp đơn trình bày nguyện vọng của con kèm theo hồ sơ ly hôn lên tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền hoặc có thể bổ sung trong quá trình hòa giải theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp ly hôn thuận tình thì hai vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con, kèm thêm đơn trình bày nguyện vọng của con thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận đó của các bên. Trường hợp nếu nguyện vọng của con muốn ở với mẹ mà hai vợ chồng đã thỏa thuận con ở với bố thì tòa án sẽ phải xem xét tiến hành hoạt động hòa giải hoặc chuyển qua trường hợp ly hôn đơn phương. Ngược lại, trong trường hợp ly hôn đơn phương, khi nhận được đơn trình bày nguyện vọng thì tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con và xem xét về điều kiện của bố mẹ dành cho con, sau đó quyết định ai sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi.
Trong quá trình viết đơn trình bày nguyện vọng của con, có thể đánh máy hoặc viết tay, trình bày một cách trung thực và khách quan nhất theo đúng nguyện vọng của con, sau đó người con ký vào cuối văn bản theo quy định của pháp luật. Cách viết mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con cần phải được tuân thủ các yếu tố sau:
– Điền đầy đủ thông tin của con bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, họ tên cha và họ tên mẹ, tên trường và tên lớp, kèm theo địa chỉ;
– Trình bày nguyện vọng của con muốn ở với bố hay con muốn ở với mẹ. Ví dụ: Con là con của bố … và con của mẹ …, từ trước đến nay gia đình con chung sống rất hạnh phúc, tuy nhiên trong thời gian gần đây cha mẹ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và cãi vã, hiện cha mẹ không còn chung sống với nhau được như trước. Con được biết là cha mẹ đã gửi đơn ly hôn lên tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Nếu cha mẹ ly hôn thì con xin được về ở với mẹ vì mẹ luôn luôn quan tâm và chăm sóc con. Mẹ luôn luôn yêu thương con và con cảm nhận rõ nét tình yêu đó của mẹ. Cho con hay la mắng và đánh mẹ, vì vậy con không muốn được ở cùng cha;
– Cuối cùng, con ký tên vào cuối văn bản và có xác nhận của cha mẹ.
3. Có thể giành quyền nuôi con trong trường hợp con không có nguyện vọng sống cùng không?
Trên thực tế thì có thể thấy, ý kiến của con chỉ mang tính định hướng và tham khảo, quá trình soạn đơn trình bày nguyện vọng của con chỉ là một phần để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét để đi đến quyết định cuối cùng ai sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, văn bản trình bày nguyện vọng của con không có ý nghĩa hoàn toàn trong quá trình quyết định. Luật hôn nhân gia đình hiện nay chỉ quy định xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên, có nghĩa là trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau ly hôn, chủ thể có thẩm quyền đó là thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ hỏi ý kiến của người con thông qua đơn trình bày nguyện vọng của đứa trẻ để dựa vào căn cứ này và các điều kiện khách quan khác mới có thể xác định được ai là người có quyền nuôi con thích hợp nhất. Việc quyết định ai là người có quyền trực tiếp nuôi con còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, như thu nhập, chỗ ở và thời gian chăm sóc, khả năng kinh tế của hai bên cha mẹ … để có thể đảm bảo quyền lợi phát triển mọi mặt của đứa trẻ. Nếu như con không muốn sống cùng thì vẫn có thể dành quyền nuôi con nếu như một bên còn lại chứng minh được rằng bản thân có khả năng kinh tế vững vàng và có nhiều điều kiện tốt hơn để đảm bảo quyền lợi cho đứa đứa trẻ. Một số điều kiện dành quyền nuôi con trực tiếp trong quá trình ly hôn có thể kể đến như sau:
– Chứng minh thu nhập, có nơi ở ổn định và có tài sản … để có thể tạo điều kiện cho con vui chơi học tập và sinh hoạt;
– Chứng minh được mình có đầy đủ thời gian để giáo dục con và dành tình cảm cho con;
– Chứng minh mình luôn luôn đầy đủ tư cách đạo đức và phẩm chất để nuôi dạy con;
– Chứng minh đối phương không đủ điều kiện để dành quyền nuôi con như thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình và thu nhập không ổn định …
Như vậy có thể nói, nếu con không đồng ý sống chung thì vẫn có thể dành quyền nuôi con nếu chứng minh được cho tòa án thấy mình có đầy đủ khả năng và đảm bảo được quyền lợi mọi mặt cho con.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Dân sự năm 2015;