Việc người lao động trình báo mất tài sản sẽ được công ty hỗ trợ việc theo dõi lại quá trình mất tài sản và tìm ra được nguyên nhân dẫn đến việc mất tài sản để trình báo lên cơ quan công an. Mẫu đơn báo mất tài sản công ty được sử dụng trong hoàn cảnh này và có vai trò quan trọng trong thực tiễn.
Mục lục bài viết
1. Đơn báo mất tài sản công ty là gì?
Mẫu đơn báo mất tài sản công ty là văn bản được gửi đến một đơn vị nào đó có thẩm quyển giải quyết khi phát hiện mất tài sản công ty. Thường đơn vị nhận đơn là
Mẫu đơn báo mất tài sản công ty là mẫu đơn được lập ra để báo mất tài sản công ty. Đơn trình báo mất tài sản công ty gồm thông tin về bên trình báo, có thể là tập thể công ty hoặc người dại diện, đơn vị nhận và xử lý đơn, tường trình về việc mất tài sản công ty (mất những gì, số lượng, giá trị bao nhiêu, địa điểm bị mất, lý do bị mất). Những thông tin trong đơn trình báo mất tài sản công ty cần trình bày càng chi tiết để phục vụ cho quá trình điều tra tìm lại tài sản.
2. Mẫu đơn báo mất tài sản công ty:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
ĐƠN BÁO MẤT TÀI SẢN
Kính gửi: …
Trích yếu: ……
Tôi tên: ……
Sinh ngày……. tháng ……. năm ……. Tại: ………
Nghề nghiệp: ……
Chứng minh nhân dân: ………ngày cấp: …. Tại:…
Thường trú tại số: …… đường: ………. Phố: ……..
Phường (xã, TT): ……. Quận (huyện): …………
Kính trình với quí cơ quan rằng, vào ngày …… tháng …… năm ………
Tôi có mất: ……
Tại: ……….
Lý do mất tài sản: ……
…, ngày …. tháng …. năm …..
Tôi xin chân trọng cảm ơn!
Người làm chứng
(Ký và ghi rõ họ tên)
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn báo mất tài sản công ty:
Để đơn trình báo được thụ lý nhanh chóng bạn cần biết cách viết đơn sao cho hợp lý và dễ hiểu nhất. Cách viết như sau:
+ Mục “Kính gửi”: Ghi
+ Mục “Trích yếu”: Ghi sơ lược nội dung trình báo mất tài sản gì?
+ Mục “Tôi tên”: Ghi rõ họ tên người là đơn trình báo
+ Mục “Sinh ngày, tháng, năm”: Ghi ngày tháng năm sinh của người trình báo
+ Mục “Nghề nghiệp”: Ghi nghề nghiệp làm việc tại thời điểm mất tài sản
+ Mục “Thông tin chứng minh thư”: Ghi rõ số CMND, nơi cấp, ngày cấp của người thực hiện đơn trình báo.
+ Mục “Thường trú”: Ghi theo địa chỉ trong sổ hộ khẩu (ghi rõ số nhà, đường, ….)
+ Mục “Ký trình”: Ghi rõ thơi gian phát hiện mất tài sản
+ Mục “Tôi có mất”: Ghi chi tiết số lượng, giá trị tài sản bị mất.
+ Mục “Tại”: Ghi địa điểm sảy ra mất tài sản
+ Mục “Lý do mất”: Trình bày lý do bị mất như: trộm, cắp, cướp, giật….
+ Người soạn đơn trình báo: Ký ghi rõ họ tên.
+ Người làm chứng: Ký ghi rõ họ tên (nếu có)
+ Đơn trình báo phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận mới nhanh chóng được giải quyết.
Những lưu ý khi viết đơn trình báo mất tài sản:
+ Đảm bảo các thông tin cung cấp trong đơn trình báo là chính xác.
+ Trình bày sự việc mất tài sản theo trình tự thời gian.
+ Ghi rõ số lượng, khối lượng, giá trị tài sản bị mất.
+ Thông tin người trình báo cần viết chi tiết để cơ quan công an dễ dàng liên hệ ki cần.
+ Đơn trình báo mất tài sản cần có đầy đủ chữ ký của người làm đơn, người làm chứng và được cơ quan có thẩm quyền xác nhân.
4. Bồi thường thiệt hại khi làm mất tài sản công ty:
4.1. Bồi thường thiệt hại là gì?
Bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự của cá nhân khi người bị thiết hại yêu cầu bồi thường nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất về vật chất thực tế, được tính thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút. Bồi thường thiệt hại phải có đầy đủ các điều kiện sau đây: có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại đã xảy ra, người gây ra thiệt hại có lỗi.
4.2. Nguyên tắc và nội dung bồi thường thiệt hại:
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại.
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời:
Nguyên tắc chung là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Khoản 1 Điều 585 quy định “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
– Giảm mức bồi thường:
Tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi của bản án, quyết định của
Quy định này không quy định về việc giảm mức bồi thường là bao nhiêu. Việc giải quyết mức bồi thường phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh, mức độ lỗi của người bị thiệt hại, người gây ra thiệt hại (vô ý nặng, nhẹ)
Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắc và lâu dài của người gây thiệt hại là cơ sở để giảm mức bồi thường. Cần phân biệt giảm mức bồi thường với việc tạm hoãn thi hành án. Trong thi hành án, người không có khả năng kinh tế trước mắc có thể được tạm hoãn thi hành án
– Trường hợp mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế:
Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên thỏa thuận hoặc tòa án quyết định. Tuy nhiên, mức bồi thường đã thỏa thuận và quyết định có thể bị thay đổi nếu mức bồi thường ” không còn phù hợp với thực tế” Việc xem xét các điều kiện thực tế và xác định sự phù hợp căn cứ vào yêu cầu của các bên, thực tế cần phải thay đổi mức bồi thường như người được bồi thường tăng thu nhập, phải chi phí thêm để chữa bệnh,.. Việc xem xét tăng hoặc giảm mức bồi thường do tòa án xác định theo yêu cầu của các bên
– Trường hợp bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại:
Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
– Đối với bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm:
Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
4.3. Quy định của pháp luật về đồi thường thiệt hại:
Theo Điều 129
“1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc
4.4. Xử lý bồi thường thiệt hại:
Theo Điều 130
“1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại.
Theo đó chỉ khi trong quá trình làm việc bạn có hành vi làm mất dụng cụ thiết bị tài sản của công ty thì bạn sẽ phải bồi thường thiệt hại. Nếu sự việc mất tài sản của doanh nghiệp xảy ra trong thời gian bạn vẫn đang làm việc tại doanh nghiệp và do lỗi của bạn thì bạn sẽ phải bồi thường về tài sản này. Xác định mức bồi thường còn phụ thuộc vào mức độ lỗi mức độ thiệt hại thực tế đồng thời xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động. Còn nếu việc mất trộm xảy ra sau khi bạn đã nghỉ việc và việc mất đồ không do lỗi của bạn thì bạn không đặt ra trách nhiệm bồi thường đối với bạn.”