Di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân về việc để lại di sản của mình cho người khác khi mình chết dưới dạng văn bản hoặc di chúc miệng. Khi lập di chúc người dân có thể tiến hành chứng thực di chúc đó của mình theo nhu cầu. Vậy mẫu di chúc có chứng thực của UBND được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu di chúc có chứng thực của UBND xã mới và chuẩn nhất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
DI CHÚC
Hôm nay, ngày …tháng …năm … vào lúc… giờ .phút, tại …
Họ và tên tôi là: …
– Ngày, tháng, năm sinh: …
– Chứng minh nhân dân số:..Nơi cấp: …
cấp ngày … tháng … năm …
– Hộ khẩu thường trú: …
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:
1…
2…
3…
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: …
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau: Sau khi tôi qua đời
Họ và tên Ông (Bà)…
Ngày, tháng, năm sinh: …
Chứng minh nhân dân số:…Nơi cấp: …cấp ngày…tháng … năm …
Hộ khẩu thường trú: …
Sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu/sử dụng của tôi đã nêu trên, do tôi để lại. Nga Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.
Sau khi tôi chết các con có toàn quyền liên hệ với các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để khai nhận di sản thừa kế do tôi để lại và được toàn quyền quản lý, sử dụng, định đoạt các tài sản thuộc quyền sử dụng và sở hữu của tôi nêu trên, đồng thời các con có nghĩa vụ thay tôi tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ dân sự của tôi trong trường hợp: phát sinh các nghĩa vụ dân sự của tôi với bất kỳ bên nào khác sau khi tôi ký vào bản di chúc này mà tới thời điểm tôi chết, tôi vẫn chưa thực hiện xong.
Tôi mong rằng các con các cháu của tôi sẽ luôn hòa thuận, mãi yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau giữ gìn gia phong, nề nếp của gia đình.
(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).
Trong trường hợp Di chúc có người làm chứng thì ghi thêm các nội dung sau :
Để làm chứng cho việc lập Di chúc, tôi (chúng tôi) có mời người làm chứng là :
1. Ông (Bà):..
Sinh ngày: …/…/…
Chứng minh nhân dân số: …cấp ngày … /…/… tại …
Hộ khẩu thường trú: (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú…
2. Ông (Bà):…
Sinh ngày: …/…/…
Chứng minh nhân dân số: …cấp ngày … /…/… tại …
Hộ khẩu thường trú:(trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi nơi đăng ký tạm trú) …
Những người làm chứng nêu trên là do tôi (chúng tôi) tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi (chúng tôi), không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Tôi (chúng tôi) đã đọc Di chúc, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Di chúc. Di chúc này được lập thành …(…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang…. (…) tờ.
Người làm chứng (nếu có)
Người làm chứng (nếu có) (Ký và ghi rõ họ tên) | Người lập Di chúc (Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên) |
CHỨNG THỰC
Ngày … tháng … năm …(Bằng chữ …)
Tại … (4). Tôi (5) …, là (6) …
Chứng thực
– Ông/bà …Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu (3) số… đã tự nguyện lập di chúc này và đã cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của di chúc.
– Tại thời điểm chứng thực, ông/bà … minh mẫn, sáng suốt, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, tự nguyện lập di chúc và đã ký/điểm chỉ (9) vào di chúc này trước mặt tôi.
Di chúc này được lập thành …bản chính (mỗi bản chính gồm …tờ, …trang); giao cho người lập di chúc … bản; lưu tại UBND xã/phường/thị trấn 01 (một) bản.
Số chứng thực … quyển số … (1) – SCT/HĐ,GD
Ngày … tháng …năm …
Người thực hiện chứng thực (Ký, đóng dấu) (2) |
Chú thích:
– (1) Ghi theo thông tin đã ghi tại bìa sổ chứng thực (ví dụ: 01/2015).
– (2) Nếu thực hiện tại Phòng Tư pháp thì Trưởng phòng/Phó trưởng phòng ký, đóng dấu Phòng Tư pháp; nếu thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Chủ tịch/Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên ký, đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
– (3) Nếu là Giấy chứng minh nhân dân thì gạch ngang Hộ chiếu, nếu là Hộ chiếu thì gạch ngang cụm từ Giấy chứng minh nhân dân.
– (4) Ghi rõ địa điểm thực hiện chứng thực (ví dụ: UBND xã A, huyện B); chỉ cần ghi giờ, phút trong trường hợp chứng thực ngoài trụ sở.
– (5) Ghi rõ họ và tên của Người thực hiện chứng thực.
– (6) Ghi rõ chức danh của người thực hiện chứng thực, kèm theo tên cơ quan thực hiện chứng thực (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A, huyện B, tỉnh C, Trưởng phòng Tư pháp huyện B, tỉnh C; công chứng viên Phòng Công chứng số 1 thành phố H).
– (7) Ghi rõ tên của hợp đồng, giao dịch được chứng thực (ví dụ: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho xe ô tô..
– (8) Nếu là Phòng Tư pháp thì gạch ngang UBND xã, phường, thị trấn, nếu là UBND xã, phường, thị trấn thì gạch ngang Phòng Tư pháp.
– (9) Nếu ký thì gạch ngang cụm từ “điểm chỉ”, nếu điểm chỉ thì gạch ngang từ “ký”.
– (10) Trường hợp đã đăng ký chữ ký mẫu, thì gạch ngang cụm từ “trước mặt tôi”.
Như vậy, khi có nhu cầu chứng thực di chúc, người dân có thể sử dụng mẫu di chúc có chứng thực của UBND như trên để đảm bảo về hình thức theo quy định của pháp luật.
2. Chứng thực là gì?
Chứng thực là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của một loại giấy tờ, văn bản, chữ ký của các cá nhân, tổ chức.
Căn cứ theo quy định tại nghị định 23/2015/ NĐ- CP nghị định quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có thể xác định các hình thức chứng thực bao gồm:
Chứng thực cấp bản sao từ sổ gốc là việc các cơ quan có thẩm quyền đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao.
Chứng thực bản sao từ bản chính là việc các cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận bản sao có nội dung như bản chính
Chứng thực chữ ký là việc các cơ quan có thẩm quyền xác nhận chữ ký của các cá nhân trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của họ.
Chứng thực hợp đồng giao dịch là việc cơ quan có thẩm quyền xác nhận các nội dung liên quan đến thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, xác nhận về việc cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc điểm chỉ của các cá nhân tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch.
3. Cơ quan có thẩm quyền chứng thực di chúc:
Căn cứ theo khoản 2, điều 5 nghị định 23/2015/ NĐ- CP nghị định quy định về cấp bản sao từ sổ gỗ, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì xác định Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền sau đây:
Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
Chứng thực chữ ký của người yêu cầu trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
Chứng thực nội dung các hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản tuy nhiên chỉ chứng thực trong trường hợp tài sản là động sản;
Chứng thực các loại hợp đồng, giao dịch liên quan đến việc được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
Chứng thực các loại hợp đồng, giao dịch về nhà ở
Chứng thực di chúc;
Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
Chứng thực
Khi tiến hành chứng thực các loại hợp đồng, văn bản, giấy tờ, tài liệu như đã nêu trên thì Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Trình tự, thủ tục chứng thực di chúc của UBND xã:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ: Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau đây:
Bản di chúc dự thảo;
Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (Khi đi mang kèm theo bản chính để đối chiếu);
Bản sao các giấy tờ: giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đối với tài sản, ví dụ như: Đăng ký xe, sổ tiết kiệm,… mà người yêu cầu chứng thực muốn để lại trong di chúc;
Bản sao sổ hộ khẩu của người yêu cầu chứng thực di chúc
Bước 2: Người yêu cầu chứng thực di chúc nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã:
Khi tiếp nhận hồ sơ cán bộ, Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Bước 3: Trình tự thực hiện tiến hành chứng thực di chúc
Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, xem đã đầy đủ theo quy định của pháp luật hay chưa. Nếu chưa đủ phải yêu cầu người dân bổ sung cho đủ các giấy tờ mới được tiến hành chứng thực.
Lưu ý :
Về điều kiện của người yêu cầu chứng thực di chúc: Người yêu cầu chứng thực di chúc phải hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình ngay tại thời điểm yêu cầu chứng thực di chúc thì UBND cấp xã mới được thực hiện chứng thực. Ngoài ra, người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì cán bộ, công chức có thẩm quyền phải hướng dẫn điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải yêu cầu có 02 (hai) người làm chứng trở lên, không liên quan đến di sản để lại.
Sau khi kiểm tra các thông tin, giấy tờ, tài liệu và bản dự thảo di chúc, nếu tất cả đã đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì cán bộ, công chức UBND xã ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với những trường hợp di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì cán bộ, công chức có thẩm quyền phải đánh số thứ tự, yêu cầu có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Và phải đóng dấu giáp lai trong trường hợp này.
Ngoài ra, nếu chứng thực di chúc cần phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.
Bước 4: Trả kết quả
Thời hạn giải quyết: Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực thì người nộp hồ sơ yêu cầu chứng thực di chúc sẽ nhận kết quả là bản di chúc công chứng. Khi đó, người yêu cầu chứng thực phải nộp lệ phí cho Ủy ban nhân dân xã. Nếu không tự mình đi nhận kết quả thì phải có
Lệ phí: Khi tiến hành chứng thực di chúc người yêu cầu phải nộp mức phí là 30.000 đồng ( Ba mươi nghìn đồng)
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 23/2015/ NĐ- CP nghị định quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.