Hiện nay, nhiều người có nhu cầu để lại tài sản của mình cho vợ. Vậy di chúc chồng để lại tài sản cho vợ được viết như thế nào? Dưới đây là mẫu di chúc chồng để lại tài sản cho vợ mới và chuẩn nhất, đồng thời hướng dẫn cách viết, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Ý nghĩa của di chúc chồng để lại tài sản cho vợ:
Trong cuộc đời mỗi người, gặp được một người yêu thương gắn bó với mình cả đời là điều may mắn nhất. Cha mẹ cũng không thể ở mãi với chúng ta, con cái sau này lớn lên cũng sẽ dựng vợ gả chồng. Đến cuối cùng, người còn lại ở bên bầu bạn với ta đến cuối đời chỉ có thể là người bạn đời của mình. Thế nhưng, cuộc sống có muôn vàn những bất ngờ không thể nào lường trước, chẳng may do sự cố hoặc do bệnh tật có thể cướp đi mạng sống của bất kì ai khỏi cuộc đời này. Vậy nên, có thể trong những ngày tháng còn được sống trên cuộc đời này, nhiều người thường soạn trước một bản di chúc thể hiện tâm nguyện của bản thân về để lại tài sản cho người thân khi chẳng may mình mất đi. Một trong những di chúc phổ biến nhất là di chúc chồng để lại tài sản cho vợ, vì như đã nói ở trên, vợ mới là người bầu bạn với ta qua bao năm tháng.
Theo quy định tại Điều 624
Căn cứ theo quy định tại Điều 627, Điều 628
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản, di chúc là ý nguyện của các nhân để chuyển lại tài sản của bản thân cho người khác khi người lập di chúc mất đi. Di chúc chồng để lại tài sản cho vợ được hiểu là văn bản thể hiện ý chí của người chồng muốn cho vợ hưởng tài sản của mình sau khi bản thân người chồng mất đi.
Việc lập di chúc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Di chúc không chỉ thể hiện tâm nguyện của người mất mà còn giúp sự phân chia tài sản được thực hiện rõ ràng, hạn chế sự tranh chấp, chia chác không đáng có sau này..
Di chúc chồng để lại tài sản cho vợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng tỏng việc xác định di nguyện về việc kế thừa di sản của chồng cho vợ. Thông thường vợ thường là người thân cận và là tri kỷ đồng hành cùng chồng, nên việc chồng để lai di sản cho vợ cũng là việc dễ hiểu. Ý nghĩa của việc chồng để lại di sản cho vợ không chỉ khẳng định mối quan hệ mật thiết và tình cảm vợ chồng mà còn thể hiện sự đề cao người vợ của người chồng đó.
2. Mẫu di chúc chồng để lại tài sản cho vợ có hiệu lực pháp luật mới và chuẩn nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC ĐỂ LẠI TÀI SẢN CHO VỢ
Hôm nay, ngày ….tháng … năm …. tại địa chỉ …
Tôi là: …
Ngày sinh:………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:…do……cấp ngày…
Hộ khẩu thường trú:…
Hiện nay, tôi đang có trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ sự đe dọa, lừa dối hoặc cưỡng ép nào. Tôi lập di chúc này để định đoạt phần tài sản của mình như sau:
Tài sản của tôi bao gồm:
Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu và quyền sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….. Số phát hành …. số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:… do …cấp ngày…
Thông tin được thể hiện cụ thể như sau:
Quyền sử dụng đất:
+ Diện tích đất: …..m2 (Bằng chữ: …)
+ Địa chỉ mảnh đất: …
+ Thửa đất:… Tờ bản đồ:….
+ Mục đích sử dụng:…
+ Thời hạn sử dụng:…
+ Nguồn gốc sử dụng:…
Sau khi tôi mất, di sản nêu trên của tôi sẽ được để lại cho:
Bà:…
Sinh ngày:…
CMND/CCCD/Hộ chiếu số:…do……cấp ngày…
Hộ khẩu thường trú:…
Ngoài ra, tôi sẽ không để lại tài sản nêu trên của tôi cho bất kỳ ai khác.
Ý nguyện của tôi: Diện tích đất trên được chia duy nhất cho vợ của tôi, ngoài ra tôi không để lại tài sản cho bất kì ai khác.
Sau khi tôi qua đời, vợ của tôi laf bà …….sẽ được toàn quyền đứng tên số tài sản theo bản di chúc bằng việc làm các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Di chúc này do tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ và dứt khoát ý chí của tôi. Di chúc được lập thành 02 bản, mỗi bản gồm…. trang.
Người lập di chúc
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết di chúc chồng để lại tài sản cho vợ có hiệu lực pháp luật:
Thông thường di chúc bao gồm 3 phần, phần mở đầu, phần nội dung và phần kết. Cụ thể cách viết từng phần như sau:
– Phần mở đầu:
+ Phần mở đầu bao gồm : Quốc hiệu , tiêu ngữ, địa điểm, thời gian lập di chúc, tên văn bản : Di chúc đề lại tài sản cho vợ
+ Tiếp đến là phần giới thiệu nhân thân của người lập di chúc : họ tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước/ chứng minh công dân/ hộ chiếu, hộ khẩu thường trú…
– Phần nội dung:
+ Trình bày vấn đề. mô tả chi tiết tài sản để lại di chúc, mối quan hệ với người hưởng di chúc
+ Nếu là di chúc chồng để lại tài sản cho vợ thì cần nêu rõ thông tin của người hưởng di chúc bao gồm : họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi ở, số căn cước công dân/ hộ chiếu…
– Phần kết:
+ Lời cam kết của người lập di chúc, nêu ý nguyện của người lập di chúc
+ Người lập di chúc kí và ghi rõ họ tên
Lưu ý: Di chúc chồng để lại tài sản cho vợ có thể đánh máy hoặc viết tay, tuy nhiên cần phải có công chứng thì di chúc mới có hiệu lực trước pháp luật và hạn chế tranh chấp không đáng có có tthễayr ra sau này. Bản di chúc được lập cuối cùng trước khi người chồng mất là bản di chúc có hiệu lực trước pháp luật.
4. Một số quy định pháp luật về di chúc:
4.1. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Lưu ý: Quy định trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2015.
4.2. Hiệu lực của di chúc:
Theo điều 643 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc có hiệu lực nếu thỏa mãn các đặc điểm sau đây:
– Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
– Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
– Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
4.3. Di sản dùng vào việc thờ cúng:
Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản thờ cúng như sau:
– Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
– Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
4.4. Di tặng:
Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc. Điều 646 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di tặng bao gồm:
– Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
– Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015