Tại sao phải đề xuất tiếp nhận nhân sự? Nội dung mẫu đề xuất tiếp nhận nhân sự, Mẫu đề xuất tiếp nhận nhân sự? Tờ trình tiếp nhận nhân sự mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo tờ trình tiếp nhận nhân sự chi tiết? Những lưu ý cần biết khi viết tờ trình tiếp nhân sự?
Mẫu đề xuất nhân sự là một biểu mẫu giấy tờ hành chính. Vì vậy, giống như các tài liệu cùng loại khác, trong văn bản tiếp nhận nhân sự cần đảm bảo rằng có tất cả các thông tin cần thiết. Vậy soạn thảo mẫu đề xuất tiếp nhận nhân sự?
Mục lục bài viết
1. Nội dung mẫu đề xuất tiếp nhận nhân sự:
Nội dung mẫu đề xuất tiếp nhận nhân sự bao gồm:
1.1. Phần mở đầu:
– Quốc huy, tiêu ngữ;
– Địa điểm – Thời gian;
– Tên đơn vị (phòng ban/ bộ phận);
– Số biểu mẫu.
Người soạn thảo có thể đặt tên cho mẫu là đơn xin bổ sung nhân sự, phiếu đề nghị nhân sự, đơn đề xuất tuyển dụng nhân sự…. Cùng với đó đừng quên đính kèm địa chỉ của cá nhân, bộ phận mà bạn muốn gửi hồ sơ ngay dòng kính gửi.
1.2. Phần nội dung:
Phần quan trọng nhất của biểu mẫu mà bạn cần chú ý chính là nội dung bên trong mẫu đề xuất tuyển dụng. Bao gồm các yếu tố sau:
Các phòng ban, bộ phận đang có nhu cầu tuyển dụng nhân sự: Bạn phải ghi rõ bộ phận nào trong công ty đang đề xuất thêm nhân sự.
Chức danh Công việc: Vui lòng ghi rõ chức danh mà đơn vị bạn đang cần bổ sung.
Số lượng: Bạn cần xác định cụ thể số lượng nhân lực mới cho từng vị trí cụ thể mà doanh nghiệp cần tuyển dụng.
Thời gian thử việc dự kiến: Điền vào biểu mẫu khi công ty của bạn dự kiến nhận nhân viên vào thử việc.
Mức lương thử việc: Bạn cũng cần phải ghi vào phiếu này mức lương thử việc dự kiến là bao nhiêu. Lưu ý mức lương này cần phù hợp với quy định của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, lương thử việc đối với nhân viên mới là 85% lương cơ bản.
Lương chính thức: Tương tự như lương thử việc, bạn cũng cần đề cập rõ ràng trong đơn xin bổ sung nhân sự.
Tiêu chuẩn tuyển dụng: Người bình chọn cần làm rõ tiêu chuẩn tuyển dụng chung cho các vị trí mà đơn vị đang cần bổ sung để đảm bảo tuyển được nhân sự phù hợp.
Tóm tắt công việc của vị trí cần tuyển: Điều này giúp ứng viên hiểu rõ ràng công việc cần tuyển, tránh những thắc mắc không đáng có trong quá trình làm việc.
Tóm lại, với tư cách là một nhân sự tuyển dụng, người soạn thảo đơn tiếp nhận nhân sự cần thể hiện mọi thứ thật chi tiết và rõ ràng trong những mục đã nêu ở trên. Bằng cách đó, bộ phận tiếp nhận sẽ có đủ thông tin để xử lý các yêu cầu trong biểu mẫu.
2. Mẫu tờ trình tiếp nhận nhân sự:
TÊN CÔNG TY Số:…/TTr-
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ….., ngày…tháng…năm… |
TỜ TRÌNH TIẾP NHẬN NHÂN SỰ
Về việc xin bổ sung nhân sự đối với vị trí …
–Căn cứ…
-Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty;
Kính gửi: – Tổng Giám đốc Công ty
– Trưởng phòng Hành chính- Nhân sự
Xét thấy, do thị trường biến động, nhu cầu của người sử dụng sản phẩm tăng cao. Để đảm bảo đáp ứng được số lượng sản phẩm tung ra thị trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người sử dụng, cũng như nâng cao chất lượng, tăng doanh thu cho công ty. Do đó, Tổ sản xuất, chế biến sản phẩm cần thêm…..nhân công.
Nay kính đề nghị Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự xem xét bổ sung thêm nhân sự vào tổ sản xuất, chế biến của Công ty./.
Nơi nhận -Phòng Giám đốc; -Phòng Hành chính-Nhân sự; -Lưu: VP | TỔ TRƯỞNG TỔ SẢN XUẤT (Đã ký) |
3. Mẫu phiếu đề xuất nhân sự:
TÊN CÔNG TY Số:…/TTr-
| CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
….., ngày…tháng…năm… |
PHIẾU ĐỀ XUẤT NHÂN SỰ | £ Thay thế £ Bổ sung £ Mở rộng hoạt động | |
Phòng ban/ bộ phận cần tuyển (1) | Chức danh cần tuyển (2) | Số lượng tuyển (3) |
Vd: 1-Phòng QHQT 2-Phòng kinh doanh | Cán bộ Quan hệ quốc tế Phó phòng | 3 1 |
Dự kiến thời gian thử việc(4) | Lương thử việc(5) | Lương chính thức(6) |
Từ ngày : ……………….. Đến ngày : ……………….. | ||
Tiêu chuẩn tuyển dụng(7) | ||
Độ tuổi : … Giới tính: Nam Nữ Trình độ : Cao học Đại học Cao đẳng Trung cấp PT trung học Anh ngữ : Giao tiếp Chuyên ngành Biên/ phiên dịch Tin học : Văn phòng Chuyên ngành Chuyên môn : … Kinh nghiệm: … Yêu cầu khác : … | ||
Tóm tắt công việc của chức danh cần tuyển(8) | ||
…… | ||
Làm việc tại : …… Giờ làm việc : Giờ hành chính Theo ca £Giờ thỏa thuận |
Ngày………… | Ngày………… | Ngày………… | Ngày………… | |
BAN TGĐ | TP TCKT | TP NLHT | GĐ ĐƠN VỊ | CÁN BỘ NL- HT (đơn vị)
|
Diễn giải:
(1)-Ghi rõ đơn vị cần tuyển người vào bộ phận nào thuộc Phòng/ Ban nào trong công ty;
(2)-Ghi chức danh mà đơn vị đang có nhu cầu tuyển dụng;
(3)-Ghi rõ số lượng nhân viên cần tuyển ứng với mỗi vị trí (chức danh) mà đơn vị đang có nhu cầu;
(4)-Ghi rõ thời gian dự kiến tiếp nhận nhân viên thử việc(theo quy định là 2 tháng-trừ các trường hợp đặc biệt được đặc cách sau khi đơn vị pv và thấy ứng viên có thể được ưu tiên);
(5)-Ghi rõ mức lương dự kiến thử (mức lương phải phù hợp với
(6)-Là mức lương mà ứng viên nhận được sau thời gian thử việc, ghi rõ các mức phụ cấp(nếu có);
(7)-Tiêu chuẩn tuyển dụng: Ghi các tiêu chuẩn chung nhất cho các vị trí mà đơn vị đang cần tuyển;
(8)-Ghi các tóm tắt chung nhất và các tóm tắt này sẽ là cơ sở cho việc lập mô tả công việc sau này.
4. Hướng dẫn soạn thảo tờ trình tiếp nhận nhân sự chi tiết:
Tờ trình tiếp nhận nhân sự cốt lõi là một văn bản, vì thế nó cần tuân theo mẫu trình bày chuẩn. Dưới đây là hướng dẫn các bước để soạn thảo tờ trình tiếp nhận nhân sự, tuy phần hình thức có thể khác nhau nhưng nội dung phải tuần tự các mục chính. Do đó, loại đơn này sẽ bao gồm các phần cơ bản như sau:
Phần hình thức:
Quốc ngữ, quốc hiệu phải đầy đủ và bắt buộc luôn có mở đầu trên tờ đơn. Vị trí của hai nội dung này nằm ở phía trên cùng, bên phải khổ giấy A4.
Dòng thứ nhất “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” cần trình bày chữ hoa, bôi đậm, cỡ chữ 12-13. Dòng thứ hai “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết hoa chữ cái đầu mỗi từ, cỡ chữ 13, 14. Tiếp đó phía dưới là “tờ trình” bằng chữ hoa, đi kèm nội dung “Về việc/vv: Bổ sung nhân sự”.
Phần nội dung tờ trình
Nội dung của loại tờ trình bổ sung nhân sự không thể thiếu những phần sau:
– Phần kính gửi sẽ điền tên nơi tiếp nhận xét duyệt đơn trình. Ví dụ như: Giám đốc, phòng hành chính nhân sự.
– Phần lý do: Nêu rõ lý do cần bổ sung thêm người tại vị trí đó. Nội dung lý do phải cho cấp trên thấy đây là nhu cầu cấp thiết dựa trên tình hình thực tế.
– Lập bảng thông tin tuyển dụng bao gồm: Tên vị trí cần tuyển, số lượng, mô tả tóm tắt công việc, tiêu chuẩn ứng viên vào. Thêm nữa, nêu cụ thể thời gian dự kiến cần nhân sự, đề xuất cán bộ tham gia tuyển dụng.
Phần kết
Ở phần này sẽ có các mục chữ ký xác nhận từ các bộ phận, cá nhân liên quan. Trong đó gồm: Giám đốc, phòng nhân sự, người đề xuất/ viết đơn.
Sau đó, người soạn thảo nộp cho lãnh đạo, phòng nhân sự để chờ họ phê duyệt, ký xác nhận, đóng dấu. Khi tờ trình đầy đủ chữ ký, xem như nó đã thông qua và được đưa vào thực tiễn áp dụng.
5. Những lưu ý cần biết khi viết tờ trình tiếp nhận nhân sự:
Trước khi viết mẫu tờ trình tiếp nhận nhân sự, người soạn thảo đơn phải lưu ý một số vấn đề quan trọng.
Trong phần trình bày sự việc và căn cứ tiếp nhận : cần chọn lối viết phải phản ánh đươc yêu cầu khách quan và bối cảnh thực tiễn đòi hỏi phải thực hiện việc tiếp nhận nhân sự đó.
Phần nội dung: Cần sử dụng ngôn ngữ và lối viết có độ thuyết phục cao nhưng phải mạch lạc, rõ ràng, không trình bày mơ hồ, khó hiểu. Các luận cứ phải lấy mẫu từ những nguồn có tính tin cậy cao, khi cần phải kiểm chứng nhằm đảm bảo nội dung và số liệu chính xác. Nêu bật các ưu điểm và các khó khăn trong lựa chọn phương án để tránh nhận định chủ quan và thiếu công bằng đối với các nhân sự khác.
Các kiến nghị: phải xác đáng, văn phong phải lịch sự, hoà nhã, lập luận phải rõ ràng, nội dung đề xuất phải có tính khả thi mới tạo được lòng tin vững chắc cho người phê duyệt. Tờ trình có thể đính kèm theo các kiến nghị nhằm bổ sung thêm cho những giải pháp đã đề xuất nêu trong tờ trình.