Mẫu đề xuất nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án được thực hiện như thế nào? Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm những gì? Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư nộp ở đâu?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề xuất nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ XUẤT NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN
(kèm theo văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư Ngày ….. tháng ….. năm …….)
I. KHU ĐẤT DỰ KIẾN THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Thực trạng sử dụng khu đất:
- Giới thiệu tổng thể về khu đất (ranh giới, vị trí địa lý, quá trình hình thành…);
- Tình hình thực trạng sử dụng khu đất.
2. Đánh giá sự phù hợp của việc sử dụng khu đất để thực hiện dự án với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch sử dụng đất.
3. Cơ sở pháp lý xác định khu đất:
4. Kế hoạch, tiến độ chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai (nếu có).
5. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
Khi dự án có yêu cầu giải phóng mặt bằng, đền bù, tái định cư, cần phải lập kế hoạch giải phóng mặt bằng, tái định cư, đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
Kế hoạch giải phóng mặt bằng phải xem xét đầy đủ từ góc độ môi trường và xã hội, gồm các nội dung sau:
- Phạm vi giải phóng mặt bằng và tác động của vấn đề tái định cư;
- Chính sách đền bù;
- Tổ chức thực hiện (có thể lập một tiểu dự án riêng phục vụ công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư);
- Tiến độ, nguồn vốn thực hiện.
- Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm các phương án cụ thể sau:
- Phương án tổ chức thống kê đối tượng phải đền bù: diện tích từng loại đất, nhà cửa, công trình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước, cây cối, hoa màu và các tài sản khác theo quy định;
- Phương án tài chính cụ thể cho từng đối tượng phải đền bù;
- Phương án tạo lập cơ sở hạ tầng, tái định canh, định cư;
- Phương án tổ chức, hỗ trợ tái định canh, định cư;
- Phương án đào tạo nghề, tạo việc làm đảm bảo cuộc sống cho đối tượng có đất bị thu hồi.
- Nguồn vốn, và cơ chế thanh toán cho giải phóng mặt bằng, tái định canh, định cư.
II. KẾT LUẬN
Nhà đầu tư/các nhà đầu tư đề nghị được sử dụng khu đất, để thực hiện dự án (tên dự án) với các nội dung chính sau:
1. Địa điểm khu đất, ranh giới địa lý rõ ràng (tọa độ xác định):
2. Tổng diện tích, cơ cấu sử dụng đất:
3. Hiện trạng sử dụng đất (tóm tắt):
4. Tóm tắt phương án chuyển đổi mục đích sử dụng (nếu có):
5. Tóm tắt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định canh, tái định cư, đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi phục vụ dự án, dự toán chi phí (chi phí này phải phù hợp với chi phí nêu tại Đề xuất dự án):
Làm tại ……., ngày ….. tháng …..năm…… Nhà đầu tư Từng nhà đầu tư ký, ghi rõ họ tên,chức danh và đóng dấu (nếu có) |
Nhà đầu tư nộp 01 bộ Hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư có bao gồm Đề xuất dự án đầu nêu trên cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trong thời hạn 35 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư phải thông báo kết quả cho nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2020 thì hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
- Văn bản để đề nghị thực hiện dự án đầu tư, trong đó gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
- Tài liệu để cứng minh về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
- Tài liệu để chứng minh về năng lực tài chính của nhà đầu tư trong đó gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của các tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Đề xuất các dự án đầu tư trong đó bao gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, vốn đầu tư, quy mô đầu tư và phương án huy động vốn, thời hạn, địa điểm, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Trong trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
- Đối với trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì sẽ nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo như quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
- Hợp đồng BCC đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
- Các tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
3. Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư nộp ở đâu?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư được quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP nộp tại các cơ quan sau:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ngoài khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế; dự án đầu tư được thực hiện đồng thời ở cả trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế sẽ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
4. Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư là bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Đầu tư 2020 thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được quy định như sau:
- Đối với thời hạn hoạt động của dự án đầu tư trong khu kinh tế được xác định không quá 70 năm.
- Thời hạn để hoạt động của dự án đầu tư ngoài khu kinh tế được xác định là không quá 50 năm. Dự án đầu tư thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc dự án đầu tư có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm thì thời hạn hoạt động của dự án đầu tư có thể dài hơn nhưng không quá 70 năm.
Lưu ý: Đối với dự án đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhưng nhà đầu tư chậm được bàn giao đất thì thời gian Nhà nước chậm bàn giao đất không tính vào thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án đầu tư.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đầu tư 2020;
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: