Viện Kiểm sát có quyền đề nghị Tòa án xem xét về việc miễn chấp hành án cho cá nhân nhất định. Khi đề nghị, Viện Kiểm sát sẽ sử dụng đến Đề nghị về việc miễn chấp hành án.
Mục lục bài viết
1. Miễn chấp hành án và các trường hợp miễn chấp hành án theo đề nghị của Viện Kiểm sát:
Miễn chấp hành hình phạt là việc không buộc người bị kết án phải chấp hành toán bộ hoặc phần còn lại (chưa chấp hành) của hình phạt mà
Từ quy định về miễn chấp hành hình phạt trên, thì có thể hiểu miễn chấp hành án chính cũng mang đặc điểm của miễn chấp hành hình phạt, đó chính là người được miễn chấp hành sẽ không phải thực hiện phần hình phạt chưa thực hiện, hoặc phần hình phạt còn lại trong phần hình phạt mà Tòa án đã tuyên. Hiện nay, quy định về việc miễn chấp hành án cũng như miễn chấp hành hình phạt được quy định tại Điều 62
“2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Sau khi bị kết án đã lập công;
b) Mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
3. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nêu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.
4. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nêu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.”
Theo quy trên, thì cần lưu ý về những thuật ngữ sau: “Lập công lớn” là trường hợp người chấp hành án đã có hành động giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm, cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản,…hay có những phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị. “Mắc bệnh hiểm nghèo” là trường hợp người chấp hành án đang bị những căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng khó có phương thức chữa trị như Ung thư giai đoạn cuối, bại liệt, suy tim, HIV giai đoạn AIDS,… “Người bị kết án không còn nguy hiểm cho xã hội” là trường hợp người bị kết án đã hoàn lương, chấp hành đúng quy định pháp luật, chăm chỉ lao động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tự giác thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quyết định của bản án,…
2. Đề nghị miễn chấp hành án là gì?
Khi thấy người bị kết án có đủ điều kiện quy định tại Điều 62 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì Viện Kiểm sát yêu cầu cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu để Viện Kiểm sát đề nghị hoặc tự mình lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét cho người bị kết án phạt tù được miễn chấp hành án phạt tù theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và quy định khác của pháp luật. Ví dụ như đối với việc miễn chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 39 Luật Thi hành án hình sự năm 2019, thì hoạt động đề nghị miễn chấp hành án phạt tù sẽ do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi người chấp hành án phạt tù đang cư trú hoặc làm việc thực hiện.
Từ đó, có thể hiểu đề nghị miễn chấp hành án mẫu số 29/TH chính là văn bản do Viện Kiểm sát lập khi người bị kết án có đủ điều kiện quy định để được miễn chấp hành án và Viện Kiểm sát quyết định đề nghị Tòa án xem xét, quyết định miễn chấp hành án cho người bị kết án. Văn bản đề nghị này sẽ được gửi cùng hồ sơ đề nghị đến Tòa án cùng cấp.
Văn bản nghị miễn chấp hành án mẫu số 29/TH được dùng để Viện Kiểm sát gửi cùng hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án đến Tòa án, thể hiện đề nghị miễn chấp hành án cho người bị kết án thỏa mãn các điều kiện để được miễn chấp hành án. Và văn bản đề nghị miễn chấp hành án của Viện Kiểm sát này cũng chính là một trong các căn cứ để Tòa án xem xét, quyết định miễn chấp hành án cho người bị kết án được đề nghị miễn chấp hành án.
Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành án ở đây ngoài Đề nghị miễn chấp hành án thì còn có những văn bản như: Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; đơn xin miễn chấp hành án của người bị kết án hoặc của người đại diện của người bị kết bán; bản tường trình có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về trường hợp người bị kết án đã lập công hoặc lập công lớn thì phải có; Văn bản kết luận của bệnh viện, hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên trong trường hợp người bị kết án bị bệnh hiểm nghèo; Văn bản xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú trong trường hợp người bị kết án chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn.
3. Mẫu Đề nghị miễn chấp hành án ký hiệu số 29/TH:
Đề nghị miễn chấp hành án ký hiệu số 29/TH được quy định Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Viện trưởng Viện Kiểm sát Ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. Mẫu đề nghị như sau:
Mẫu số 29/TH
Theo QĐ số 39/QĐ-VKSTC
ngày 26 tháng 01 năm 2018
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VIỆN KIỂM SÁT……………..[1]
VIỆN KIỂM SÁT …………..[2]
Số: ……../ĐN-VKS…-…[3]
………, ngày ………. tháng……..năm 20………..
ĐỀ NGHỊ
Về việc miễn chấp hành án[4]
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT…….[2]……
Căn cứ Điều 25 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ khoản 5 Điều 141 Luật Thi hành án hình sự;
Căn cứ Bản án…[5]…số….ngày…..tháng…..năm…..của Tòa án….[6]…và Quyết định thi hành án số……..ngày…….tháng……năm……của Tòa án ………. [7]………..đối với người bị kết án……; Tên gọi khác:……Sinh ngày…..………tháng….….năm…….…tại……..; Giới tính:………. Nghề nghiệp:……… Nơi cư trú:……Phạm tội:….…….; Xử phạt:………,[8]
Sau khi nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan, xét thấy:…..[9] ……..,
ĐỀ NGHỊ:
Chánh án Tòa án……[10]……………………. xem xét, quyết định cho người bị kết án có lý lịch nêu trên được miễn chấp hành án……….. [11]……….. theo quy định của pháp luật.
(Gửi kèm theo Đề nghị này là hồ sơ miễn chấp hành án)./.
Nơi nhận:
– Tòa án… [10]…. (để thực hiện);
– VKS….[1]…… (thay báo cáo);
– Lưu: VT, hồ sơ kiểm sát.
VIỆN TRƯỞNG[12]
(Ký tên và đóng dấu)
4. Soạn thảo Đề nghị miễn chấp hành án mẫu số 29/TH:
Đề nghị miễn chấp hành án mẫu số 29/TH được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn soạn thảo như sau:
[1] Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
[2] Ghi tên Viện kiểm sát ban hành. Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
[3] Viết tắt tên Viện kiểm sát ban hành – đơn vị phụ trách (nếu có)
[4] Mẫu được sử dụng để đề nghị miễn chấp hành án phạt tù hoặc cải tạo không giam giữ…
[5] Nếu là sơ thẩm thì ghi “sơ thẩm”, nếu là phúc thẩm thì ghi “phúc thẩm”….có hiệu lực pháp luật
[6] Ghi tên Tòa án đã ban hành Bản án
[7] Ghi tên Tòa án đã ra Quyết định thi hành án
[8] Ghi thông tin theo Quyết định thi hành án
[9] Ghi nhận định của Viện kiểm sát trong đó nêu rõ đủ căn cứ, điều kiện miễn chấp hành án và viện dẫn điều luật
[10] Ghi tên Tòa án có thẩm quyền xét miễn chấp hành án
[11] Ghi rõ hình phạt được đề nghị miễn
[12] Thẩm quyền ký thực hiện theo Phụ lục ban hành kèm theo Quy chế Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự.
* Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
– Luật Thi hành án hình sự năm 2019;
– Quyết định số 39/QĐ-VKSTC ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Viên trưởng Viện Kiểm sát Ban hành biểu mẫu nghiệp vụ về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự