Để được thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán thì các chủ đầu tư cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền về việc thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán. Vậy mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán là gì?
- 2 2. Mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán:
- 4 4. Một số quy định về thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán:
1. Mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán là gì?
Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính ở giai đoạn trước khi lựa chọn nhà thầu để xây dựng công trình, các công trình, các gói thầu, được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật đối với thiết kế 3 bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với thiết kế 2 bước hoặc thiết kế FEED đối với trường hợp thực hiện theo hình thức EPC, EC, EP, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, đơn giá xây dựng.
Dự toán xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng công trình được xác định ở giai đoạn thực hiện dự án phù hợp với thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu cầu công việc phải thực hiện của công trình. Mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán là mẫu đơn được lập ra để đề nghị về việc thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán.
Mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán được lập ra để đề nghị về việc thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán. Mẫu đề nghị là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét về đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán. Mẫu đề nghị nêu rõ nội dung thẩm định… Mẫu đề nghị được ban hành theo Thông tư 09/2019/TT-BXD của Bộ Xây dựng.
2. Mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
(TÊN CHỦ ĐẦU TƯ)
——-
Số: ……/……
V/v đề nghị thẩm định ….
…., ngày … tháng … năm …...
Kính gửi: ……
– Căn cứ Thông tư số 195/2019/TT-BQP ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Quốc phòng quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
– Căn cứ Quyết định số ngày …tháng …năm …. của ………. về việc phê duyệt dự án (hạng mục, nhiệm vụ) ……..;
– Căn cứ Phương án kỹ thuật thi công và dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ dự án, hạng mục, nhiệm vụ (tên dự án) do (tên đơn vị) lập;
(Tên chủ đầu tư) đề nghị (tên cơ quan thẩm định) thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ dự án, hạng mục, nhiệm vụ (tên dự án) tại (địa điểm xây dựng dự án).
Tổng diện tích điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ ……..ha, trong đó:
– Trên cạn: ….ha;
– Dưới nước: …….ha.
Giá trị dự toán đề nghị thẩm định: …
(Bằng chữ: ……)
Chủ đầu tư: (Tên chủ đầu tư dự án)
Đại diện Chủ đầu tư (nếu có): (Tên đại diện Chủ đầu tư)
Nguồn vốn:
Nơi nhận:
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán:
– Ghi rõ tên cơ quan chủ đầu tư;
– Ghi rõ tên cơ quan kính gửi để gửi đề nghị thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán;
– Phần cuối người đại diện chủ đầu tư ký tên và đóng dâu.
4. Một số quy định về thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán:
4.1. Hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình:
Theo quy định tại Điều 29
Một là,
Hai là, bản vẽ, bản thuyết minh về thiết kế cùng các tài liệu có liên quan về khảo sát xây dựng.
Ba là, quyết định phê duyệt (bản sao), hồ sơ thiết kế cơ sở được phê duyệt hoặc phê duyệt về chủ trương đầu tư. Riêng đối với nhà ở riêng lẻ không có những tài liệu này.
Bốn là, các giấy tờ chứng minh về điều kiện năng lực của những người liên quan như chủ trì khảo sát, thiết kế, chủ nhiệm. Các văn bản đánh giá về tác động đối với môi trường của dự án (nếu có) và văn bản thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Năm là, báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng.
Sáu là, dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
4.2. Quy trình thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình:
Việc thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Đơn vị cần thẩm định thực hiện việc nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm định
Đơn vị, cá nhân cần thẩm định về thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo quy định và nộp đến cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc thẩm định theo quy trình.
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo đúng quy định
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan hoặc người có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định trên cơ sở các nội dung về mức độ phù hợp của thiết kế giữa các bước của thiết kế và dự toán xây dựng công trình. Tiếp theo đó là thực hiện việc đánh giá về tính hợp lý của các giải pháp trong thiết kế xây dựng công trình, sự phù hợp với công năng sử dụng và mức độ an toàn cho chính công trình cũng như các công trình lân cận; đánh giá về việc đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định định của pháp luật của thiết kế trong việc sử dụng vật liệu cho công trình, trong bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ; đánh giá về sự hợp lý của dây chuyền, thiết bị đã được lựa chọn (đối với thiết kế có yêu cầu về công nghệ) và sự phù hợp, đúng đắn của dự toán với thiết kế cả về khối lượng, định mức, đơn giá; đánh giá về năng lực của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khảo sát, thiết kế xây dựng
– Cơ quan có thẩm quyền thẩm định có thể mời thêm các tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệp phù hợp để tham gia vào quá trình thẩm định. Trong trường hợp cơ quan thực hiện việc thẩm định không có đủ điều kiện để thẩm định có thể yêu cầu lựa chọn các tổ chức và cá nhân đáp ứng được yêu cầu ký hợp đồng thẩm tra phục vụ cho công tác thẩm định. Tuy nhiên, đối với dự án có công trình với nhiều loại và nhiều cấp khác nhau thì cơ quan thẩm định công trình cấp cao nhất của dự án chính là cơ quan thực hiện việc chủ trì thẩm định. Do đó, dự án cần thẩm định là các công trình có yếu tố khẩn cấp, bí mật nhà nước hoặc công trình tạm thì việc thẩm định, phê duyệt phải được tiến hành theo những quy định của pháp luật đặc thù.
Ngoài ra, theo quy định, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể thực hiện việc phân cấp, ủy quyền thẩm định trong phạm vi quyền của mình đối với cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ được phân cấp hoặc ủy quyền cho các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành sau khi được Bộ trưởng chấp thuận, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện phân cấp hoặc ủy quyền với công trình thuộc thẩm quyền thẩm định của Sở cho phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Cơ sở pháp lý:
– Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành (Hiện đã hết hiệu lực).