Trong các trường hợp chuyển mục đích trồng rừng thì các chủ thể mong muốn chuyển mục đích trồng rừng cần có đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thể gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mục lục bài viết
1. Đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế là gì?
Đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế là văn bản do chủ đầu tư trồng rừng thay thế viết gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý rừng nhằm đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế của chủ đầu tư trồng rừng thay thế.
Đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế được dùng để chủ đầu tư trồng rừng thay thế thể hiện mong muốn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án trồng rừng thay thế.
Trong đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế thể hiện các nội dung như thông tin về chủ thể đề nghị phê duyệt, thông tin về diện tích rừng mà chủ thể mong muốn chuyển mục đích trồng rừng, mục đích chuyển, loại cây trồng thay thế,…
2. Mẫu đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế và soạn thảo:
Đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế là phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT:
Phụ lục II
ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2019/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
——————–
TÊN CƠ QUAN……………… ———————— Số:……../………….. V/v Đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————— ……, ngày……tháng ….năm……………
|
Kính gửi :……….
Tên Chủ dự án:…….
Địa chỉ:……..
Căn cứ Thông tư số …../2019/TT-BNNPTNT ngày………… /……….. /2019 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác,…………. (tên Chủ dự án) đề nghị…………….phê duyệt phương án trồng rừng thay thế như sau:
1. Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác:……
2. Loại rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác
a) Theo mục đích sử dụng rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất):…………
b) Theo nguồn gốc hình thành (rừng tự nhiên, rừng trồng): ………..
3. Diện tích đất để trồng rừng thay thế:
– Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc khoảnh …..,tiểu khu…., xã…., huyện…., tỉnh…
– Thuộc đối tượng đất quy hoạch cho phát triển rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất):…
4. Kế hoạch trồng rừng thay thế
– Loài cây trồng……………..
– Mật độ……………
– Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài):….
– Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng: ………..
– Thời gian và tiến độ trồng (chi tiết cho từng năm)………..
– Xây dựng đường băng cản lửa (km) …………..
– Mức đầu tư/ha theo đơn giá do UBND cấp tỉnh quyết định (triệu đồng): ……..
– Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế………………..(tên Chủ dự án) cam đoan thực hiện đúng quy định của pháp luật hiện hành, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
Nơi nhận: -……….; -……….; -……….; | CHỦ DỰ ÁN
|
Hướng dẫn soạn thảo
(1) Ghi địa danh, ngày tháng năm lập đề nghị
(2) Ghi tên tổ chức có thẩm quyền
(3) Ghi tên tổ chức viết đơn đề nghị
(4) Địa chỉ của tổ chức viết đơn đề nghị, ghi rõ số nhà/ thôn xóm, xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố
(5) Ghi tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng mà tổ chức đang sử dụng để trồng rừng
(6) Ghi mục đích sử dụng hiện tại của diện tích mong muốn chuyển mục đích sử dụng
(7) Ghi nguồn gốc hình thành của diện tích mong muốn chuyển mục đích sử dụng
(8) Ghi diện tích mà tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng
(9) Ghi vị trí của diện tích mà tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng
(10) Ghi phương án mà tổ chức muốn chuyển mục đích sử dụng
3. Hoạt động đề nghị, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế:
Tại Thông tư số 13/2019/TT- BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thì hoạt động trồng rừng thay thế bao gồm trường hợp chủ đầu tư tự trồng rừng thay thế và trường hợp chủ đầu tư không tự trồng rừng thay thế
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 13/2019/TT-BNNPTNT quy định Chủ dự án tự trồng rừng thay thế như sau:
1. Chủ dự án tự tổ chức trồng rừng thay thế trong các trường hợp sau:
– Khi chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng hoặc rừng phòng hộ hoặc rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác: Chủ dự án phải có diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng, được Nhà nước giao để trồng rừng theo quy định của pháp luật.
– Khi chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác: Chủ dự án phải có diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho phát triển rừng, được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật.
2. Lập phương án trồng rừng thay thế
Chủ dự án lập phương án trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Trường hợp diện tích rừng chuyển sang mục đích khác nằm trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì lập các phương án riêng trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế
– Thành phần hồ sơ, gồm:
+ Phương án trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
+ Văn bản đề nghị phê duyệt theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
+ Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
– Trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt.
4. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế
– Chủ dự án nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến, phần mềm điện tử, e-mail, fax) 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế;
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực;
Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính;
Chủ dự án chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hồ sơ đã nộp.
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho Chủ dự án ngay khi tiếp nhận hồ sơ;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
5. Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế
– Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của Chủ dự án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành thẩm định. Trường hợp cần xác minh thực địa về hiện trạng diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, địa điểm dự kiến trồng rừng thay thế, thời gian hoàn thành thẩm định phương án trồng rừng thay thế được kéo dài thêm, nhưng không quá 15 ngày làm việc.
Thành phần Hội đồng thẩm định gồm đại diện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế; có thể mời đại diện tổ chức khoa học có liên quan. Số thành viên Hội đồng ít nhất là 05 người, trong đó 01 lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ tịch Hội đồng. Trường hợp dự án có tổng diện tích trồng rừng thay thế dưới 10 hec-ta thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành phần Hội đồng thẩm định với số lượng thành viên ít hơn.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) xem xét, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế. Trường hợp không đề nghị UBND cấp tỉnh xem xét, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án trồng rừng thay thế, gửi kết quả đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ dự án. Trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ dự án.
6. Tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế
– Sau khi phương án trồng rừng thay thế được phê duyệt, Chủ dự án tổ chức lập thiết kế, dự toán trồng rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý đầu tư công trình lâm sinh và các quy định hiện hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khi phê duyệt thiết kế, dự toán trồng rừng, UBND cấp tỉnh quyết định cụ thể về thời gian trồng, số năm chăm sóc, bảo vệ rừng trồng thay thế phù hợp với quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh và điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo đủ thời gian để rừng sau khi trồng được nghiệm thu hoàn thành theo quy định.
– Chủ dự án phải thực hiện trồng rừng trong thời hạn 12 tháng kể từ khi phương án trồng rừng thay thế được phê duyệt.
7. Thời gian hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế
Chủ dự án hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi diện tích rừng trồng được nghiệm thu hoàn thành theo quy định.