Bất kỳ một hoạt động nào khi thực hiện cũng có thể xảy ra sự cố, trong lĩnh vực dầu khí thì pháp luật cũng đã đề ra những quy định để ứng phó khi xảy ra sự cố tràn dầu. Vậy mẫu đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về ứng phó sự cố tràn dầu:
Căn cứ vào Quyết định 12/2021/QĐ-TTg Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu thì những quy định về sự cố tràn dầu được áp dụng cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài trực tiếp hay gián tiếp gây ra sự cố tràn dầu và thực hiện hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên lãnh thổ và các vùng biển Việt Nam.
Theo đó, có thể hiểu sự cố tràn dầu là sự do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên, mức độ nghiêm trọng có thể xảy ra nếu khối lượng dầu tràn ra trên diện rộng, ra nhiều tỉnh, đe dọa đến tính mạng, đời sống của người dân. Khi đó, cần huy động lực lượng, sử dụng các phương tiện, thiết bị, nhằm xử lý sự cố tràn dầu, hạn chế tối đa lượng dầu tràn da cũng như hậu quả của sự việc này thì gọi là ứng phó sự cố tràn dầu.
Tùy vào lương dầu tràn ra môi trường, mà sự cố tràn dầu được phân loại thành 3 mức, từ trung bình đến lớn, đó là:
– Sự cố tràn dầu nhỏ (mức nhỏ) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn dưới 20 m3 (tấn)
– Sự cố tràn dầu trung bình (mức trung bình) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn từ 20 m3 (tấn) đến 500 m3 (tấn)
– Sự cố tràn dầu lớn (mức lớn) là sự cố tràn dầu có lượng dầu tràn lớn hơn 500 m3 (tấn).
Việc phân loại mức độ sự cố tràn dầu có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc xây dựng chính xác kế hoạch ứng phó và xác định mức độ đầu tư trang thiết bị, nguồn lực để sẵn sàng ứng phó đối với các cấp độ tràn dầu.
– Hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu bao gồm: Văn bản đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu; Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu theo mẫu quy định.
– Hình thức nộp hồ sơ có thể qua: hệ thống bưu chính hoặc bằng các hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
– Quy trình nộp hồ sơ đề nghị thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thực hiện như sau:
+ Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ nêu trên
+ Ủy ban nhân dân các tỉnh giao cho các cơ quan chuyên môn (Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công thương, …) tiếp nhận hồ sơ, tổ chức họp Hội đồng thẩm định giúp thẩm định về mặt chuyên môn đối với tất cả các dự án.
+ Các cơ quan chuyên môn (Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công thương, …) tiếp nhận hồ sơ, cùng với đơn vị tư vấn, phối hơp tiến hành đi kiểm tra thực tế tại dự án đánh giá và xác nhận kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cho tổ chức, cá nhân.
+ Tổ chức, cá nhân đến nhận kết quả theo thời gian hẹn
2. Mẫu đề nghị phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
…….., ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: UBND quận/huyện…………..(3)
Chúng tôi là: (1), chủ cơ sở (2)
– Địa điểm cơ sở: …;
– Địa chỉ liên hệ: …;
– Điện thoại: …; Fax: …; E-mail: …
Xin gửi đến (3) hồ sơ gồm:
(Thành phần hồ sơ và số lượng từng loại)
– ……………………………………………………….
– ……………………………………………………….
Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên. Nếu có gì sai phạm chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) thẩm định, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của cơ sở./.
– Như trên; – Lưu: … | (4) |
Ghi chú:
(1) Chủ cơ sở;
(2) Tên đầy đủ của cơ sở;
(3) Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
(4) Đại diện có thẩm quyền của chủ cơ sở.
3. Tổ chức nào có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu?
Căn cứ Điều 7 Quyết định 12/2021/QĐ-TTg Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu thì cơ quan có thẩm quyền xây dựng, thẩm định và phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đó là:
– Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương xây dựng Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu. Sau đó trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đồng thời cơ quan này có trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện kế hoạch; hướng dẫn địa phương, cơ sở xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của địa phương mình, kế hoạch này được cập nhập định kỳ hàng năm và trình phê duyệt lại 5 năm một lần. Sau đó trình Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thẩm định và phê duyệt.
– Các cảng, cơ sở, dự án tại địa phương xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, khi có sự thay đổi các điều kiện dẫn đến thay đổi nội dung kế hoạch thì phải cập nhật bổ sung và cập nhật định kỳ hằng năm. Sau đó trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, phê duyệt.
– Các cơ sở, dự án dầu khí ngoài khơi xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, và thông báo đến Ủy ban nhân dân các tỉnh có nguy cơ bị ảnh hưởng khi xảy ra sự cố tại cơ sở, dự án. Sau đó, báo cáo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thẩm định, trình Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.
– Đối với các Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có tổng khối lượng dự trữ từ 50.000 m3 trở lên, các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng lớn hơn hoặc bằng 50.000 DWT xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu. Sau đó, báo cáo cơ quan chủ quản thẩm định (Đối với các kho xăng dầu gắn liền với cảng xăng dầu thì xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu chung cho kho, cảng) báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.
– Đối với các cảng tại địa phương, các Tổng kho xăng dầu, kho xăng dầu có tổng khối lượng dự trữ dưới 50.000 m3, các cảng xăng dầu có khả năng tiếp nhận tàu có tải trọng dưới 50.000 DWT xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, báo cáo cơ quan chủ quản thẩm định. Sau đó trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
– Đối với các cơ sở kinh doanh xăng, dầu chỉ có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu ở mức nhỏ trên đất liền, trên sông, trên biển xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, thông báo tới Ủy ban nhân dân cấp huyện để phối hợp thực hiện. Sau đó trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt hoặc cơ quan chủ quản thẩm định, phê duyệt theo quy định, nếu ủy ban nhân dân huyện không quản lý các cơ sở này.
– Các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu khu vực xây dựng kế hoạch, phương án huy động phương tiện, thiết bị, vật tư để sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu trong khu vực được phân công. Sau đó trình Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thẩm định và phê duyệt.
– Các tàu chở dầu mang cờ quốc tịch Việt Nam có tổng dung tích từ 150 GT trở lên, các tàu khác không phải tàu chở dầu có tổng dung tích từ 400 GT trở lên, có kế hoạch ứng cứu ô nhiễm dầu của tàu, sau đó trình cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
– Các tàu chở dầu mang cờ quốc tịch Việt Nam có tổng dung tích từ 150 GT trở lên tham gia vào việc chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển có kế hoạch chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển sau đó trình cơ quan có thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.
Những văn bản sử dụng trong bài viết:
Quyết định 12/2021/QĐ-TTg Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu