Thực tế hiện nay, việc nhập khẩu phế liệu từ nhựa, giấy ... làm nguyên liệu sản xuất đã và đang trở nên vô cùng phổ biến đối với các doanh nghiệp, mặc dù đây là mặt hàng tìm ẩn nhiều rủi ro tuy nhiên góp phần quan trọng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Và dưới đây là mẫu giấy đề nghị miễn kiểm tra chất lượng vé liệu nhập khẩu có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề nghị miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu:
….(1)… ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: …/… | …, ngày … tháng … năm … |
VĂN BẢN XÁC NHẬN MIỄN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU
1. Thông tin chung về tổ chức, cá nhân nhập khẩu
Tên đầy đủ của (2): …
Địa chỉ: …
Địa điểm hoạt động: (của dự án, cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu)
Điện thoại: …
Fax: …
Email: …
Giấy xác nhận: số … ngày … của …
2. Nội dung xác nhận
Xác nhận …(2)… đủ điều kiện miễn kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu đối với các lô hàng phế liệu có cùng tên gọi, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật và xuất xứ của cùng một nhà cung cấp tại một quốc gia xuất khẩu hoặc phế liệu nhập khẩu có kết quả chứng nhận, giám định chất lượng của tổ chức chứng nhận, giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật, cụ thể:
TT | Tên phế liệu nhập khẩu (mã HS) | Đặc tính kỹ thuật (loại, hình dạng …) | Xuất xứ (đơn vị/nước xuất khẩu) | Khối lượng phế liệu nhập khẩu (tấn) | ||
|
|
|
| Theo giấy xác nhận | Đã nhập | Còn lại được miễn kiểm tra |
1 | Nhựa phế liệu … | Màng/bao bì … | Công ty A/ Nhật | 100.000 | 50.000 | 50.000 |
2 | … |
|
|
|
|
|
3. Thời hạn hiệu lực của Văn bản xác nhận: Từ ngày … tháng … năm … đến ngày … tháng … năm … (hết ngày hiệu lực của giấy xác nhận)./.
Nơi nhận: – Như trên (02 bản); – Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan); – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/TP …; – Cổng thông tin một cửa Quốc gia; – Lưu, website … | THỦ TRƯỞNG CỦA …(1)… (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu. Ký bản giấy và ký số hoặc được xác thực bằng chữ ký điện tử trong trường hợp quét từ bản chính lên Cổng thông tin một cửa quốc gia) |
Ghi chú:
(1) Cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
(2) Tên tổ chức, cá nhân có cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu.
2. Quy trình kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu thế nào?
Nhằm mục đích siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu, Luật bảo vệ môi trường đã và đang quy định những nội dung cụ thể liên quan trực tiếp tới vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài. Quy trình kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu thuộc về cơ quan có thẩm quyền đó là Sở tài nguyên và môi trường. Sở tài nguyên và môi trường tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu. Theo đó, sở tài nguyên và môi trường sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ, tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu, giấy đăng ký nhà nước về chất lượng phế liệu nhập khẩu, hợp đồng về mua bán phê liệu nhập khẩu kèm theo danh mục phế liệu nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam, danh mục phế liệu nhập khẩu theo hình thức hợp đồng, giấy giám định chất lượng lô hàng phế liệu nhập khẩu, hóa đơn nhập khẩu phế liệu, vận đơn nhập khẩu phế liệu, tờ khai phí liệu nhập khẩu, ảnh và bản mô tả đối với phế liệu nhập khẩu, giấy xác nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu để làm nguyên vật liệu sản xuất, giấy xác nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với các lô hàng phế liệu có đăng ký kiểm tra nhà nước. Sau đó, Sở tài nguyên và môi trường sẽ thực hiện hoạt động tiếp nhận, trả kết quả kiểm tra nhà nước đối với chất lượng nhập khẩu phế liệu thông qua hình thức trực tiếp, gửi bưu điện hoặc thông qua hộp thư điện tử thuộc hệ thống thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Riêng đối với trường hợp, người nhập khẩu thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu thông qua hình thức trực tuyến trên Cổng thông tin một cửa quốc gia thì sẽ thực hiện đăng ký kiểm tra và trả kết quả kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia đó.
Bước 2: Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám định thực tế, lấy mẫu đối với trường hợp phế liệu cần phải lấy mẫu để kiểm tra. Sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của các tổ chức đăng ký kiểm tra phế liệu nhập khẩu, Sở tài nguyên và môi trường sẽ chủ trì phối hợp với cơ quan hải quan và các tổ chức giám định, cơ quan tổ chức khác có liên quan để kiểm tra, lấy mẫu đánh giá chất lượng phế liệu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Xác định tổ chức đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu, thông báo trả kết quả kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu cho các tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra. Sở tài nguyên và môi trường tiến hành thủ tục kiểm tra các nội dung có liên quan, trong đó bao gồm: kiểm tra sự phù hợp của nội dung giám định chất lượng luôn hàng phế liệu nhập khẩu so với yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu đăng ký kiểm tra, kiểm tra tính chính xác và tính đồng bộ về thông tin hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng phế liệu nhập khẩu. Sau khi kiểm tra hồ sơ đăng ký, cần phải lưu ý một số nội dung cơ bản sau: kiểm tra tính hợp lệ của giấy xác nhận đất ứng đầy đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, kiểm tra tính chính xác của giấy xác nhận ký quỹ đảm bảo phế liệu nhập khẩu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề quản lý chất thải và phế liệu, đối với hóa đơn và vận đơn thì cần phải kiểm tra khối lượng và mã số hàng hóa, kiểm tra tên cảng nhập khẩu phù hợp với văn bản đăng ký kiểm tra nhà nước, tờ khai nhập khẩu phế liệu của các doanh nghiệp nước ngoài.
3. Mục đích và phương thức ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường, có quy định về vấn đề ký quỹ bảo vệ môi trường trong nhập khẩu bé liệu từ nước ngoài để làm nguyên liệu sản xuất. Theo đó, mục đích ký quỹ bảo vệ môi trường và phương thức ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất bao gồm:
– Ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất nhằm mục đích đảm bảo cho các tổ chức nhập không phải liệu, cá nhân nhập cần phải liệu chịu trách nhiệm xử lý các rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường có thể phát sinh từ các lô hàng nhập khẩu phế liệu đó;
– Tổ chức nhập khẩu phế liệu, cá nhân nhập khẩu phế liệu sẽ thực hiện thủ tục ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc ký quỹ tại quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh, tổ chức tín dụng nơi tổ chức và cá nhân mở các tài khoản giao dịch. Quá trình ký quỹ cần phải thực hiện theo từng lô hàng nhất định hoặc thực hiện theo từng hợp đồng có thông tin và có giá trị của lô hàng phế liệu nhập khẩu;
– Tiền ký quỹ được hoàn trả bằng đơn vị tiền đồng Việt Nam, đồng thời các bên được hưởng lãi suất cao sự thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường;
– Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường;
– Công văn 3347/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường;
– Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
THAM KHẢO THÊM: