Việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định và khi có sự tiến bộ cá nhân hoàn toàn có quyền đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại. Nguyện vọng này được thể hiện qua văn bản đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp tại xã, phường, thị trấn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Mẫu đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là gì?
- 2 2. Mẫu đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị:
- 4 4. Quy định về quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
1. Mẫu đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là gì?
Mẫu đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là văn bản do cá nhân bị áp dụng biên pháp xử lý hành chính này nhưng có sự tiến bộ trong quá trình rèn luyện, học tập gửi đến cơ quan có thẩm quyền với mong muốn được miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định.
Mẫu đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là văn bản bày tỏ nguyện vọng của cá nhân, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền thực hiện đánh giá, xem xét, kiểm tra tính chính xác, trung thực của cá nhân để quyết định có miễn chấp hành cho cá nhân không, đây cũng là sự thể hiện chính sách “khoan hồng”, “thoáng hơn” trong cơ chế quản lý đối với các đối tượng đặc biệt có sự thay đổi, để trở thành người tốt hơn, hòa nhập với cộng đồng.
2. Mẫu đề nghị miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ NGHỊ
Miễn chấp hành phần thời gian còn lại của Quyết định áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Kính gửi: Chủ tịch UBND(1) …………
Căn cứ Điều 109
Căn cứ Điều … Nghị định số …/……./NĐ-CP ngày …./…./…… quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Tôi là(2): ……….Tên gọi khác…………….. nam/nữ….
Sinh ngày ……/……/……; tại: ………….
Số CMND: ………; ngày cấp: ………; nơi cấp: …….
Nguyên quán: …………….
Nơi thường trú: …………….
Chỗ ở hiện nay: ……….
Dân tộc: …..; tôn giáo: ………; trình độ văn hóa:………
Nghề nghiệp:………… nơi làm việc:…………..
Hiện đang là người được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn theo Quyết định số ………../QĐ-……… ngày ……/……/…… của Chủ tịch UBND(1)………
Thời gian đã áp dụng Quyết định nêu trên là…. tháng, kể từ ngày …./…./…. đến ngày …/…/.…
Thời hạn còn lại phải chấp hành Quyết định là ……… tháng.
Trong thời gian chấp hành quyết định giáo dục, tại xã, phường, thị trấn nêu trên, tôi đã có những tiến bộ như sau (nêu rõ thái độ, tinh thần chấp hành, kết quả rèn luyện, học tập, thành tích…):
……………………
….. Đề nghị Chủ tịch UBND(1) …………… xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của Quyết định số ………../QĐ-UB ngày ……/……/…. của Chủ tịch UBND(1)……
Ý kiến của người được phân công quản lý, giáo dục, giúp đỡ(2)
…………….
……. ngày…….tháng……năm….
(Ký, ghi rõ họ tên)
……. ngày……….tháng…..….năm…..….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đề nghị:
(1) Xã, phường, thị trấn;
(2) Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Cá nhân này phải ghi đầy đủ các thông tin cá nhân, bao gồm tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú, nguyên quán,…
Cuối đơn, người làm đơn phải ký và ghi rõ họ tên. Và phải có ý kiến của người được phân công quản lý.
4. Quy định về quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng đối với các cá nhân, các chủ thể đặc biệt, cụ thể tại Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính hợp nhất đã liệt kê như sau:
– Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập
– Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm.
– Người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
– Người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 02 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ ba trong thời hạn 06 tháng về một trong các hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm.
– Người quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên quy định tại khoản 5 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện hành vi sử dụng trái phép chất ma túy lần thứ ba tổ chức quản lý.
Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được ban hành theo quy định và phải đảm bảo nội dung theo quy định tại Điều 98, theo đó:
– Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 97 của Luật này, cơ quan lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 97 của Luật này gửi hồ sơ cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức và chủ trì cuộc họp tư vấn với sự tham gia của Trưởng Công an cấp xã, công chức tư pháp – hộ tịch, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở. Người bị đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ, người giám hộ của người chưa thành niên phải được mời tham gia cuộc họp và phát biểu ý kiến của mình về việc áp dụng biện pháp.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp tư vấn quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tùy từng đối tượng mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục; nếu đối tượng không có nơi cư trú ổn định thì giao cho cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục.
– Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn áp dụng; ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
– Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
– Hồ sơ về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Nhìn chung, trình tự ra quyết định áp dụng biện pháp tại xã phường, thị trấn với thời gian khá ngắn, không kéo dài, phù hợp với tính chất của biện pháp xử lý hành chính này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.