Về việc đề nghị hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được thể hiện bằng văn bản có tên gọi là đề nghị hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng. Vậy, Mẫu đề nghị hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng chi tiết nhất có nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu đề nghị hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng là gì?
Trong quá trình điều tra vụ án về Tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng,…; hoặc điều tra về tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì có thể áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được pháp luật Tố tụng hình sự quy định là các biện pháp ghi âm và ghi hình bí mật; biện pháp nghe điện thoại bí vật và biện pháp thu thập bí mật dữ liệu điện tử. Việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể bị hủy bỏ khi đáp ứng các điều kiện của luật định. Theo đó tại Điều 228
Như vậy, các trường hợp trên thì sẽ tiến hành hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt mà thẩm quyền phê chuẩn việc hủy bỏ này đó chính là: Viện trưởng Viện Kiểm sát đã thực hiện việc phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên ban hành. Và Viện trưởng Viện Kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn ở đây chính là Viện trưởng Viện Kiểm sát cùng cấp mà theo luật định tức là Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên hoặc Viện trưởng Viện Kiểm sát cấp quân khu trở lên .
Mẫu đơn đề nghị hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng là mẫu đơn đề nghị được cá nhân, tổ chức lập ra để đề nghị về việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng theo như quy định của pháp luật Tố tụng hiện hành.
Mẫu đơn đề nghị hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng là mẫu đơn đề nghị được cá nhân, tổ chức lập ra để đề nghị về việc hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng. Đây là căn cứ để các cơ quan điều tra xem xét về việc hủy bỏ quyết định này và tiếp tục tiến hành áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trong điều tra vụ án hình sự. Mẫu đề nghị nêu rõ biện pháp điều tra hủy bỏ… Mẫu được ban hành theo Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
2. Mẫu đề nghị hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…
….
Số: ……
….., ngày…… tháng…… năm……
ĐỀ NGHỊ HỦY BỎ
QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT (1)
Kính gửi: ……..
Căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số: ……..ngày……tháng…….năm…… và
Cơ quan …… đã ra Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt số: ……. ngày….tháng …….năm….. trong thời hạn …….. ngày và đã được Viện trưởng Viện kiểm sát …… phê chuẩn/gia hạn tại Quyết định số:…….ngày….tháng…..năm……. đối với:
Họ tên: ……… Giới tính: ……..
Tên gọi khác: …….
Sinh ngày…….tháng….năm….. tại……
Quốc tịch:…….; Dân tộc:….; Tôn giáo: …
Nghề nghiệp: ………
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: ………
cấp ngày…..tháng………..năm …….. Nơi cấp: …….
Nơi cư trú: …….
Quá trình thu thập tài liệu đến nay xét thấy (2):
……..
Căn cứ Điều 228 Bộ luật Tố tụng hình sự, Cơ quan …….. đề nghị Thủ trưởng Cơ quan …….. có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát ….. hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt trên.
Nơi nhận: ………
– Như trên;
– VKS ……..
– Hồ sơ 2 bản.
(1) Sử dụng cho Cơ quan điều tra cấp huyện hoặc Cơ quan điều tra quân sự khu vực;
(2) Ghi rõ căn cứ hủy bỏ áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo Điều 228 BLTTHS.
3. Một số quy định về hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng:
3.1. Hoạt động hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
Hoạt động hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định tại Điều 27 trong Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Cụ thể thì hoạt động này được tiến hành như sau:
Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên khi nhận thấy, xét thấy trong hoạt động điều tra không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì các chủ thể này có có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét để quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Trong trường hợp Viện trưởng Viện Kiểm sát phát hiện có căn cứ để hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là khi phát hiện ra vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhận thấy không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
3.2. Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
Đối với những vụ án ma túy có tổ chức thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp xét thấy cần thiết:
+ Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh,
+ Thủ trưởng Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu trở lên tự mình hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh,
+ Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Bên cạnh đó thì các cơ quan chuyên trách được biên chế cán bộ kỹ thuật đảm bảo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại đã được kiểm duyệt để ghi âm, ghi hình bí mật, thu thập dữ liệu điện tử bí mật. Những người có thẩm quyền quyết định và thi hành quyết định bao gồm:
+ Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh,
+ Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp quân khu trở lên ra quyết định
+ Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, những người trong cơ quan chuyên trách trong Công an nhân dân,
+ Quân đội nhân dân thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt phải giữ bí mật.
Khi tiến hành áp dụng biện pháp điều tra theo thủ tục tố tụng đặc biệt phải kiểm soát một cách chặt chẽ để tránh xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp cơ bản của cá nhân, tổ chức.
3.3. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được tiến hành ở gian đoạn điều tra, sau khi khởi tố vụ án, để tránh việc lạm dụng hay áp dụng quá lâu ảnh hưởng tới đời tư của cá nhân, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định chi tiết về thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là khoảng thời gian tối đa mà pháp luật cho phép để tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thời hạn không quá 02 tháng kể từ ngày Viện trưởng Viện kiểm sát phê chuẩn.
Trong trường hợp vụ án phức tạp đòi hỏi cần thời gian để tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ thì có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Chậm nhất là mười ngày trước khi hết thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, nếu xét thấy cần gia hạn thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã ra quyết định áp dụng phải có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát đã phê chuẩn xem xét, quyết định việc gia hạn.
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
– Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19 tháng 10 năm 2018 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ban hành quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
– Thông tư 61/2017/TT-BCA về quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.